Showing posts with label Hóa học. Show all posts
Showing posts with label Hóa học. Show all posts

Wednesday, February 27, 2013

Công thức giải nhanh bài tập trắc nghiệp hóa học

Công thức giải nhanh bài tập trắc nghiệp hóa học
Xem thêm
Công thức giải nhanh trắc nghiệp hóa họcMột số công thức giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa hỌcCác công thức giải nhanh trắc nghiệm hóa học[ Hot ] Công thức nhớ nhanh khi làm bài tập trắc nghiệm vật lý 12 - Ôn và luyện thi16 phương pháp và kĩ thuật giải nhanh bài tập trắc nghiêm hóa học + Các công thức giải nhanh trắc nghiệm hóa học

Công thức giải nhanh trắc nghiệp hóa học

Việc nắm vững các công thức này sẽ giúp giải nhanh các bài toán .Nếu giải theo cách thông thường thì mất rất nhiều thời gian.Vậy hãy học thuộc lòng nhé.
Một số công thức giải nhanh bài tập trắc nghiệm hóa hỌc
Các công thức giải nhanh trắc nghiệm hóa học
[ Hot ] Công thức nhớ nhanh khi làm bài tập trắc nghiệm vật lý 12 - Ôn và luyện thi
Sử dụng dấu bất đẳng thức giải nhanh trắc nghiệm hóa học
16 phương pháp và kĩ thuật giải nhanh bài tập trắc nghiêm hóa học + Các công thức giải nhanh trắc nghiệm hóa học

1. Công thức tính số đồng phân ancol đơn chức no, mạch hở : Cn H2n+2O2
Số đồng phân Cn H2n+2O2 = 2^(n- 2) ( 1 < n < 6 )
2. Công thức tính số đồng phân anđehit đơn chức no, mạch hở : Cn H2nO
Số đồng phân Cn H2nO = 2^(n- 3 ) ( 2 < n < 7 )
3. Công thức tính số đồng phân axit cacboxylic đơn chức no, mạch hở : Cn H2nO2
Số đồng phân Cn H2nO2 = 2^(n- 3 ) ( 2 < n < 7 )
4. Công thức tính số đồng phân este đơn chức no, mạch hở : Cn H2nO2
Số đồng phân Cn H2nO2 = 2^(n- 2 ) ( 1 < n < 5 )
5. Công thức tính số đồng phân ete đơn chức no, mạch hở : Cn H2n+2O
Số đồng phân Cn H2n+2O = (n-1)(n-2)/2 ( 2 < n < 5 )

6 . Công thức tính số đồng phân xeton đơn chức no, mạch hở : Cn H2nO
Số đồng phân Cn H2nO = (n-2)(n-3)/2 ( 3 < n < 7 )
7. Công thức tính số đồng phân amin đơn chức no, mạch hở : Cn H2n+3N
Số đồng phân Cn H2n+3N = 2^(n-1 ) ( n < 5 )
8. Công thức tính số trieste ( triglixerit ) tạo bởi glixerol và hỗn hợp n axít béo :
Số tri este = n^2(n+1)/2
9. Công thức tính số đồng phân ete tạo bởi hỗn hợp n ancol đơn chức :
Số ete = n(n+1)/2
10. Công thức tính số C của ancol no, ete no hoặc của ankan dựa vào phản ứng cháy :
Số C của ancol no hoặc ankan = nCO2/(nH2O-nCO2 ( Với nH2 O > n CO 2)
11. Công thức tính khối lượng ancol đơn chức no hoặc hỗn hợp ankan đơn chức notheo khối lượng CO2 và khối lượng H2O :
mancol = mH2 O - mCO2/11
12. Công thức tính số đi, tri, tetra…..n peptit tối đa tạo bởi hỗn hợp gồm x amino axit khác nhau :
Số n peptitmax = x^n 
13. Công thức tính khối lượng amino axit A( chứa n nhóm -NH2 và m nhóm –COOH ) khi cho amino axit này vào dung dịch chứa a mol HCl, sau đó cho dung dịch sau phản ứng tác dụng vừa đủ với b mol NaOH.
mA = MA (b-a)/m
14. Công thức tính khối lượng amino axit A( chứa n nhóm -NH2 và m nhóm –COOH ) khi cho amino axit này vào dung dịch chứa a mol NaOH, sau đó cho dung dịch sau phản ứng tác dụng vừa đủ với b mol HCl.
mA = MA (b-a)/n
mA = 89 = 17,8 gam 
15. Công thức xác định công thức phân tử của một anken dựa vào phân tử khối của hỗn hợp anken và H2 trước và sau khi dẫn qua bột Ni nung nóng.
Anken ( M1) + H2 => A (M2) ( phản ứng hiđro hóa anken hoàn toàn )
Số n của anken (CnH2n ) = (M2-2)M1/14(M2-M1)

Monday, February 18, 2013

Đề thi thử Đại Học môn Hóa - 2013

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TIỀN GIANG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I
Năm học 2012-2013
Môn: HÓA HỌC – KHỐI A, B
Thời gian làm bài:60 phút, không kể thời gian phát đề
(Đề thi gồm 4 trang)

Xem trước
Download đề
Download đáp án

Monday, September 24, 2012

Cơ sở hóa học phân tích - Hoàng Minh Châu

Cơ sở hóa học phân tích_Hoàng Minh Châu

Sách Hóa phân tích của tác giả Hoàng Minh Châu. Bộ sách giáo trình hóa phân tích dành cho sinh viên kĩ thuật ngành hóa. Giáo trình dùng cho sinh viên các trường đại học Bách khoa, Sư phạm, Khoa học tự nhiên, Kỹ thuật...tham khảo học tập mở rộng kiến thức.Hóa học là khoa học nghiên cứu về chất, phương pháp biến đổi chất và ứng dụng của chất đó trong cuộc sống. Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.

Download: http://www.mediafire.com/download.php?dg2of10seq0anl5
Password: wWw.kenhdaihoc.com

Saturday, September 22, 2012

Cần bao nhiêu phân tử nước mới kết thành băng?

Cần bao nhiêu phân tử nước để tạo thành một cục băng nhỏ nhất? Khoảng chừng 275: đó là kết luận của các nhà nghiên cứu ở Đức và Cộng hòa Czech, họ đã phát triển kĩ thuật đầu tiên từng được sử dụng để khảo sát những cụm lớn gồm những phân tử nước. Kết quả của họ có thể giúp làm sáng tỏ sự hình thành của băng tuyết trên cao trong khí quyển.

Những cụm nước là những tập hợp gồm những phân tử nước được giữ lại với nhau bằng những liên kết hydrogen liên phân tử. Cho đến nay, đa số nghiên cứu tập trung vào những cụm nhỏ với 12 phân tử hoặc ít hơn và cấu trúc của những vật thể này mang lại cái na ná như cục băng. Trong vài năm qua, các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát triển một kĩ thuật dựa trên nền quang phổ học để khảo sát những cụm nước chứa tới 50 phân tử. Tuy nhiên, sự phân tích cấu trúc chi tiết của những cụm gồm 100 – 1000 phân tử, nơi người ta nghĩ sự kết tinh sẽ xảy ra, vẫn nằm ngoài tầm với của những nghiên cứu này.

Khó khăn chính trong việc phân tích những cụm nước lớn là biết chính xác chúng có chứa bao nhiêu phân tử. Công việc này được thực hiện bằng cách đo phổ khối, tức là làm ion hóa các cụm bằng cách cho chúng chịu bức xạ năng lượng cao, bức xạ có thể làm cho những cụm mong mảnh vỡ ra từng mảnh. Ngoài ra, các nhà khoa học còn muốn nghiên cứu những cụm nước trung hòa thay vì tích điện vì những cụm này có mặt trong phần lớn những quá trình kết tinh băng trong tự nhiên.
Hình minh họa cấu trúc phân tử của ba cụm nước thể hiện nhân kết tinh xuất hiện như thế nào khi những cụm nước tăng kích cỡ. Những tinh thể băng đầu tiên xuất hiện ở những cụm cỡ khoảng gồm 275 phân tử. (Ảnh: Victoria Buch, Cristoph Pradzynski và Udo Buck)

Những cụm nước pha tạp


Nay các nhà nghiên cứu trong đó có Thomas Zeuchn tại Viện Physikalische Chemie ở Göttingen, Đức, vừa tìm ra một phương pháp phân tích những cụm nước trung hòa chứa hàng trăm phân tử. Thành công của họ nằm ở hai thủ thuật khéo léo. Thứ nhất, mỗi cụm nước được pha tạp một nguyên tử natri. Việc sử dụng kim loại hoạt tính cao này đồng nghĩa là những cụm nước pha tạp đó bị ion hóa dễ dàng hơn những cụm tinh khiết và đảm bảo rằng electron giải phóng ra từ nguyên tử natri chứ không phải từ cụm nước trung hòa.

Thứ hai, trước khi bị ion hóa, những cụm nước pha tạp được kích thích bằng bức xạ hồng ngoại. Bức xạ này làm tăng nhiệt độ của chúng, do đó làm thay đổi cấu trúc của chúng theo hướng làm giảm thế ion hóa của chúng. Sau đó những cụm nước có thể bị ion hóa với một laser tử ngoại 390 nm, nó có năng lượng đủ thấp để tránh sự phân mảnh do vỡ. Kích cỡ của những cụm nước ion hóa này được xác định bằng kĩ thuật phổ khối thời gian bay (TOF).

Sau đó, để khảo sát cấu trúc của chúng, phổ hồng ngoại của những cụm nước được mang ra tính toán. Bức xạ hồng ngoại với số sóng từ 2800 đến 3800 cm-1 được sử dụng, tương ứng với tần số dao động (giãn) của các liên kết oxygen-hydrogen. Phổ dao động này mang lại cái nhìn có chiều sâu về sự sắp xếp của các phân tử nước bên trong cụm. Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu biết rằng băng kết tinh có sự hấp thụ tối đa ở những số sóng khoảng 3200 cm-1, còn băng vô định hình và nước lỏng có sự hấp thụ tối đa ở số sóng xấp xỉ 3400 cm-1.


Biến nước thành băng


Zeuch và các đồng sự đã thu được phổ hồng ngoại cho những cụm nước cỡ từ 85 đến 475 phân tử. Đúng như trông đợi, có một sự lệch cực đại phổ về phía số sóng thấp khi kích cỡ cụm tăng lên. Sự chuyển tiếp từ 3400 đến 3200 cm-1 bắt đầu tại khoảng 275 phân tử, với cục băng kết tinh đầu tiên xuất hiện ở chính giữa cụm, tạo thành một cái vòng gồm sáu phân tử nước liên kết hydrogen trong một cấu trúc tứ diện.


Khi kích cỡ cụm tăng lên thêm, nhân kết tinh dần dần lớn lên. Với 475 phân tử, phổ hồng ngoại bị át trội bởi cấu trúc băng: sự hình thành tinh thể băng gần như là hoàn toàn. Hành trạng này khớp với các tiên đoán lí thuyết do một nhóm nghiên cứu khác nêu ra hồi năm 2004.


“Chẳng có gì bất ngờ rằng nước kết tinh khi bạn mang một số lượng phân tử nước nhất định đến gần nhau,” Zeuch nói. “Nhưng câu hỏi đặt ra là ‘Cái này xảy ra ở đâu?’ Nay chúng tôi vừa phát triển một kĩ thuật xác định rõ ngưỡng kích cỡ mà sự kết tinh xảy ra.”


Tiến lên tầng bình lưu


Kĩ thuật mới này có thể giúp các nhà khoa học tìm hiểu các quá trình tạo mây trong khí quyển của Trái đất. “Có những vùng trong tầng bình lưu không có điểm tạo nhân nào cả nơi các tinh thể băng được hình thành trực tiếp từ các phân tử nước,” Zeuch nói. “Cơ chế động lực học của quá trình này nay có thể được lập mô phỏng một cách chi tiết hơn.”


“Đây thật sự là những kết quả hấp dẫn,” phát biểu của Francesco Paesani, một nhà hóa học tại trường Đại học California, San Diego, người nghiên cứu những cụm phân tử nước. “Những hạt nước cỡ nanomet giữ một vai trò quan trọng trong khí quyển và có thể tìm thấy các tinh thể băng ở nhiều loại mây. Do đó, việc tìm hiểu những cụm nước kết tinh như thế nào mang lại những kiến thức cơ bản về sự tạo mây và các tính chất, cái hóa ra có ảnh hưởng đến quỹ bức xạ và khí hậu của Trái đất.”


Zeuch cũng tin rằng nghiên cứu trên sẽ giúp các nhà khoa học lập mô phỏng tốt hơn sự tương tác giữa những cụm nước trong các mô phỏng động lực học phân tử. Việc biết chính xác những cụm nước này hành xử như thế nào trong toàn khối nước là một trong những mục tiêu chính của những mô hình này và là một trong những vấn đề lớn chưa được giải quyết trong hóa học.

Tham khảo: http://www.sciencemag.org/content/337/6101/1529.abstract
Nguồn: physicsworld.com

Wednesday, August 22, 2012

Mendeleev - Cha đẻ của Bảng phân loại tuần hoàn các Nguyên tố


Mendeleev (1834-1907)cha đẻ của Bảng phân loại tuần hoàn các Nguyên tố


Ông sinh năm 1834 tại Tobolska, Sibérie. Thời bấy giờ cha ông là hiệu trưởng trường Trung học cấp 3. Là con út trong gia đình có 17 anh em nên được mẹ quý nhất.
Khi cha ông mất, mẹ ông quyết định đi Moscou. Ông học môn Khoa học Tự nhiên và Toán tại trường Ðại học Khoa học. Tháng Năm và tháng Sáu năm 1855 ông đậu và đạt điểm cao nên được huy chương vàng.
Lúc 32 tuổi ông được bổ nhiệm làm giáo sư Hóa học tại trường St-Pétersbourg. Tháng Tư 1859, sau khi học xong Hóa học Hữu cơ, ông về lại Heidelberg (Ðức) để thong thả nghiên cứu.
Năm 1869 ông thiết lập bảng phân loại những nguyên tố dựa trên khối lượng nguyên tử và trên tính tuần hoàn về tính chất vật lý và hoá học của chúng , gọi là Bảng phân loại tuần hoàn các Nguyên tố
Bản gốc chỉ có 63 nguyên tố.
Một năm sau khi ông mất bảng đã có 86 nguyên tố..
Võ Thị Diệu Hằng-Vietsciences

Saturday, July 21, 2012

pH và Cách tính pH

Tự học hóa học 10: Liên kết hóa học

Hướng dẫn tự học hóa học 10: Liên kết hóa học



Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học – Định luật tuần hoàn

Hướng dẫn tự học hóa học 10: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học – Định luật tuần hoàn

Tự học hóa học 10: Chương Nguyên tử


Phương pháp giải nhanh các bài toán về cấu tạo nguyên tử

Trong những năm gần đây bộ giáo dục đã đưa hình thức thi trắc nghiệm vào môn hóa vào trong hình thức thi tuyển sinh đại học, vì vậy để giải tốt các bài toán trong thời gian ngắn, chúng ta cần phải có một kĩ năng giải nhanh bài tập thật tốt, ngoài kĩ năng giải theo hướng tự luận. Sau nhiều năm giảng dạy, tôi đã đúc kết và đã đưa ra 1 số phương pháp và công thức giải nhanh trong đó có phần nguyên tử, giúp các em có thể có thêm kĩ năng để tăng tốc độ làm bài của mình lên, mời các quí thầy cô và các em cùng tham khảo. Có lẽ đây sẽ là bài đăng cuối cùng của tôi lên diễn đàn vì trong thời gian tới tôi phải đi công tác xa và tương đối bận với công việc nên khó có thời gian để lên diễn đàn. Giáng sinh và năm mới cũng sắp đến rồi, tôi xin được gửi lời chúc sức khỏe đến toàn thể các quí thầy cô, cùng các em học sinh thân yêu, chúc các quí thầy cô ngày càng giảng dạy tốt, có thêm nhiều cách giải mới hay và sáng tạo để có thể giúp các em có thêm hành trang kiến thức tốt hơn trên bước đường chinh phục đỉnh cao, chúc các em học sinh thân yêu ngày càng học tốt và ngày càng say mê môn hóa hơn, hãy luôn là những người con ngoan, là trò giỏi, để trong mắt mọi người các em luôn là những người tuyệt vời nhất, với các thầy cô, các em luôn là những niềm tự hào lớn nhất, trên bước đường đời các thầy cô vẫn luôn dõi theo các em, cố lên các em nhé!



Download

Video bổ trợ kiến thức hoá học lớp 10 – trên HTV4



Thử tài IQ Hóa học của bạn (Phần I)


IQ  CHEMISTRY 1
Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7:  Hãy chọn một trong 4 nguyên tố ở các phương án đã cho, ở mỗi câu để điền vào dấu chấm hỏi cho hợp logic.
Câu 1: Li, Be, Na, Mg, K?
A. Rb.                  B. Cs.                          C. Ca.                          D. Sr.
Câu 2: Li, B, Na,  Al, K?
A. Rb.                  B. Cs.                          C. Ca.                          D. Ga.
Câu 3: Li, C, Na,  Si, K?
A. Ge.                  B. Sn.                          C. Pb.                          D. Sr.
Câu 4: Li, N, Na, P, K?
A. Sb.                   B. As.                          C. Bi.                           D. Cl.
Câu 5: Li, O, Na, S, K?
A. Ge.                  B. Po.                          C. Te.                          D. Se.
Câu 6: Li, F, Na, Cl, K?
A. I.                      B. Br.                          C. Pb.                          D. Sr.
Câu 7: Li, He, Na, Ne, K?
A. Ge.                  B. Sn.                          C. Ar.                          D. Xe.
Câu 8: Hãy chọn một trong 4  cấu hình electron dưới đây để điền vào dấu chấm hỏi cho hợp logic.
[He]2s1            [He]2s2.           [Ne]3s1.
[Ne]3s2.           [Ar]4s1.            ?
A. [Ar]4s2.                                                B. [Kr]5s2.
C.  [Xe]6s2.                                               D.  [Rn]7s2.
Câu 9: Hãy chọn một trong 4 nguyên tố dưới đây để điền vào dấu chấm hỏi cho hợp logic.
O16, N14, S32, Si28, Cu64?
A. Zn.                   B. Fe.                          C. Al.                          D. Mn.
Câu 10, 11, 12: Hãy chọn một trong 4 phương án đã cho ở mỗi câu để điền vào dấu chấm hỏi chô hợp logic.
Câu 10: N2, Cu(OH)2, CO, H2SO4, C2H4, ?
A. H3PO4.                                                            B. HCl.
C.  H2SO3.                                                 D. H2S.
Câu 11: CO2, N2, N2O, CO, CH3CHO, ?
A. CH4.                                                    B. C2H6.
C.  C2H4.                                                   D. C2H2.
Câu 12: C3H7OH, NO2, CH3COOH, C2H5OH, HCOOCH3, ?
A. C3H5OH.                                             B. HCOOH.
C.  SO2.                                                     D. CH3CHO.
Câu 13, 14, 15, 16: Hãy chọn một trong 4 oxit ở các phương án đã cho ở mỗi  câu trên để điền vào dấu chấm hỏi cho hợp logic.
Câu 13: CaO, CO2, BaO, SO2, MgO, ?
A. ZnO.                                                    B. P2O5.
C.  PbO.                                                    D. CuO.
Câu 14: NO2, Na2O, N2O5, BaO, SO3, ?
A. CO2.                                                    B. SiO2.
C.  SrO.                                                     D. NO2.
Câu 15: CaO, Al2O3, BaO, ZnO, MgO, ?
A. CO2.                                                    B. SiO2.
C.  SrO.                                                     D. Cr2O3.
Câu 16: NO2, N2O, N2O5, NO, SO3, ?
A. CO.                 B. SiO2.                       C. SrO.                        D. Cr2O3.
Câu 17: Hãy chọn một trong 4 hiđroxit dưới đây để  điền vào dấu chấm hỏi cho hợp logic.
NaOH, Zn(OH)2, KOH, Al(OH)3, Ca(OH)2, ?
A. LiOH.                                                  B. CsOH.
C.  Mg(OH)2.                                            D. Cr(OH)3.
Câu 18, 19: Hãy chọn một trong 4 phương án đã cho ở mỗi câu để điền vào dấu chấm hỏi cho hợp logic.
Câu 18: KMnO4, H2S,  K2Cr2O7, HI, HNO3, ?
A. MnO2.                                                 B. KClO3.
C.  NH3.                                                    D. PbO2.
Câu 19: HI, HNO3, H2S, K2Cr2O7, NH3, ?
A. MnO2.                                                  B. BaO.
C. K2O.                                                     D. CaO.
 Ngọc Bình

Phân dạng và bài tập giải chi tiết chương este





Phân dạng và bài tập giải chi tiết chương este
Xem chi tiết tại đây







Giải đề thi Đại Học môn Hóa 2012 trên kênh VTV2

Xem thêm tại diễn đàn hóa học

 

Giải đề thi đại học môn Hóa học khối A 2012 – Vũ Khắc Ngọc

Thầy Vũ Khắc Ngọc – giáo viên giảng dạy khóa Luyện thi đại học môn Hóa học tại Hocmai.vn sẽ hướng dẫn các bạn học sinh giải chi tiết đề thi đại học môn Hóa học khối A 2012 trong video này







Cách viết phản ứng tráng gương




CÁCH VIẾT PHẢN ỨNG TRÁNG GƯƠNG
* AgNO3/NH3 là cách viết đầy đủ của thuốc thử Tollens, khi đề bài yêu cầu viết phương trình phản ứng hay hoàn thành dãy chuyển hóa thì phải viết dạng đầy đủ của nó là [Ag(NH3)2]OH (đối với chương trình nâng cao) hoặc AgNO3 + NH3 + H2O (đối với chương trình chuẩn).
AgNO3 + 3NH3 + H2O → [Ag(NH3)2]OH + NH4NO3
* Ag2O là cách viết đơn giản hóa bạn nên sử dụng khi làm bài tập, trong đó người ta bỏ qua môi trường NH3.
Dưới đây tôi trình bày cả 3 cách viết phương trình phản ứng tráng gươngcủa các hợp chất thường gặp:


1.
 Phản ứng của anđehit:
RCHO + 2[Ag(NH3)2]OH → RCOONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → RCOONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
RCHO + Ag2O → RCOOH + 2Ag

Trường hợp riêng của metanal:

HCHO + 4[Ag(NH3)2]OH → (NH4)2CO3 + 4Ag + 6NH3 + 2H2O
HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4Ag + 4NH4NO3
HCHO + 2Ag2O → 4Ag + CO2 + H2O

2.
 Phản ứng của axit fomic :
HCOOH + 2[Ag(NH3)2]OH → (NH4)2CO3 + 2Ag + 2NH3 + H2O

(Môi trường phản ứng là thuốc thử Tollens có dư NH3 nên tạo muối (NH4)2CO3)
HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 2Ag + 2NH4NO3
HCOOH + Ag2O → 2Ag + CO2 + H2O

3.
 Phản ứng của este của axit fomic :
HCOOR + 2[Ag(NH*3)2]OH → NH4OCOOR + 2Ag + 3NH3 + H2O
HCOOR + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → NH4OCOOR + 2Ag + 2NH4NO3
HCOOR + Ag2O → 2Ag + CO2 + ROH
* Glucozơ: C6H12O6 hay C5H11O5-CHO tương tự như trường hợp RCHO