Showing posts with label Tin tức. Show all posts
Showing posts with label Tin tức. Show all posts

Wednesday, January 9, 2013

Thêm chứng minh Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam

Việt Nam vừa tổ chức lễ tiếp nhận và công bố chứng cứ pháp lý minh bạch về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa; các tư liệu này do chính Trung Quốc xuất bản.


Ông Trần Thắng đã tặng cho Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng 150 bản đồ (gồm 110 bản đồ gốc và 40 bản đồ tái bản). Đây là những bản đồ được xuất bản ở Anh, Ðức, Úc, Canada, Mỹ và Hong Kong trong thời gian 1626-1980, trong đó có 80 bản đồ ghi nhận lãnh thổ cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam; 50 bản đồ thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm sát lãnh thổ VN; 10 bản đồ hàng hải và 10 bản đồ tổng thể châu Á và Đông Nam Á có thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong vùng lãnh hải của Việt Nam.





Không tìm thấy chứng cứ chủ quyền về Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc trên tấm bản đồ đánh giá (trữ lượng) nhiên liệu và năng lượng do chính cơ quan có chức năng của Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa công bố, xuất bản (1980)

Ngoài bản đồ, Ông Trần Thắng đã sưu tầm được ba atlas do chính quyền Trung Quốc xuất bản trước đây, rất có giá trị trong việc đấu tranh với những đòi hỏi chủ quyền phi pháp của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN. Và đã tặng cho Viện 2 tập atlas xuất bản năm 1908 và 1919.


Thứ nhất là Aslat of the Chinese Empire - Trung Quốc địa đồ, xuất bản năm 1908 bằng tiếng Anh, Đây là atlas chính thức, được in lần đầu tại Trung Quốc với số lượng có hạn, do The China Inland Mission có trụ sở ở Thượng Hải, London, Philadelphia, Toronto và Melbourne biên soạn và phát hành với sự trợ giúp của Tổng cục Bưu chính của nhà Thanh triều và sự trợ giúp kỹ thuật của người Anh tên là Edward Stanford. Atlas này gồm một Index map (bản đồ tổng thể) vẽ toàn bộ lãnh thổ và 22 bản đồ các tỉnh của Trung Quốc.


Thứ hai là atlas Trung Hoa bưu chính dư đồ, kích thước 61cm x 71cm, do Tổng cục Bưu chính thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa dân quốc xuất bản lần đầu vào năm 1919 ở Nam Kinh. Atlas này in bằng ba ngôn ngữ: Trung - Anh - Pháp, gồm một Index map và 46 bản đồ các tỉnh của Trung Quốc đương thời. Atlas này đã được một người chơi cổ ngoạn ở Ba Lan rao bán. Sau nhiều lần mặc cả, cuối cùng Trần Thắng đã mua được atlas này. Đây là atlas quan trọng rất quý mà ông Trần Thắng trao tặng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng.


Bộ thứ ba được chuyển nhượng lại cho UBND huyện Hoàng Sa đó là Atlas Postal de Chine – Trung Hoa bưu chính dư đồ - Postal Atlas of China, do Tổng cục Bưu chính thuộc Bộ Giao thông của Trung Hoa dân quốc tái bản tại Nam Kinh năm 1933. Atlas này cũng in bằng ba thứ ngôn ngữ: Trung - Anh - Pháp, nội dung có một số điều chỉnh cho phù hợp với địa lý hành chính của Trung Quốc lúc bấy giờ. Atlas gồm một Index map và 29 bản đồ các tỉnh, kể cả Tây Tạng và Mông Cổ.


Bộ bản đồ và atlas do ông Trần Thắng tặng cho Viện Nghiên cứu Phát Triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng có nhiều ý nghĩa về lịch sử và càn chứng tỏ Hoàng Sa Và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.


Đây là đợt tiếp nhận thứ hai các tấm bản đồ và Atlas do ông Trần Thắng (một Việt kiều Mỹ) sưu tầm, mua lại và tặng Viện Nghiên cứu phát triển KTXH Đà Nẵng.


Theo ông Trần Thắng, tổng chi phí cho việc mua 3 sách atlas và 150 bản đồ khoảng 13.000 USD, trong đó UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) đóng góp 3.000 USD, những Việt kiều tại Mỹ đóng góp 5.000 USD, số còn lại do ông tự nguyện đóng góp.


Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn - phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng - cho biết theo suốt dòng lịch sử, từ tấm bản đồ xuất hiện từ đời nhà Thanh cho đến Trung Hoa Dân Quốc và gần đây nhất, bản đồ đánh giá (trữ lượng) nhiên liệu và năng lượng do chính cơ quan có chức năng của Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công bố, xuất bản (1980) cũng không hề thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ và chủ quyền Trung Quốc. Trên tấm bản đồ này, biên giới chủ quyền trên biển của Trung Quốc đã được xác định rất rõ: chỉ đến đảo Hải Nam.


Ngoài ra, Tiến sĩ Sơn cho biết ông và đồng nghiệp sẽ tiến hành thẩm định giá trị lịch sử của những tấm bản đồ này, sau đó sẽ chọn lọc những bản đồ nào có giá trị lớn nhất đem trưng bày để mọi người được xem và được biết trong thời gian sớm nhất./.


Nguồn: Hải Hà
Trích: giaoducthoidai.vn

Thursday, November 8, 2012

Cuộc thi viết “Tri ân thầy cô ” nhân ngày 20-11


Cuộc thi viết “Tri ân thầy cô ” nhân ngày 20-11




Cuộc thi viết “Lời Chúc Tri ân thầy cô ” nhân ngày 20-11 do kenhdaihoc.com tổ chức nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Đây là cơ hội để các bạn cùng chia sẻ, gửi gắm những tình cảm yêu thương đến thầy cô - những người đã, luôn và sẽ mãi mãi là một phần trong mỗi chúng ta. Nhân ngày nhà giáo Việt Nam, chúng ta hãy cùng chia sẻ những tình cảm của mình hoặc cùng nhớ lại những kỷ niệm học đường nơi những người thầy, người cô đã dìu dắt. Những thông điệp tri ân của bạn sẽ được gửi đến các thầy cô như một món quà ý nghĩa nhân dịp 20/11 năm nay.

+ Đối tượng dự thi: Tất cả các bạn học sinh, sinh viên là thành viên kenhdaihoc.com có sử dụng Facebook.
+ Thời gian nộp bài dự thi: từ 8/11 đến hết ngày 20/11
+ Hình thức :


- Nội dung viết: Đó có thể là những lời chúc, bài viết về hình ảnh các thầy cô giáo có công ơn dạy dỗ mình; Những ký ức, kỷ niệm về thầy cô; Những câu chuyện hay để lại ấn tượng khó phải liên quan đến người thầy.

-Bài viết không giới hạn về ký tự. Mỗi học sinh có thể viết nhiều bài dự thi.


- Các thí sinh dự thi gửi thông tin cá nhân kèm bài viết, lời chúc dành cho thầy cô post tại topic Mừng ngày 20-11 

Tiêu đề: Họ tên_Tri ân Thầy cô
Họ và tên:
Ngày sinh:
Trường học:
Số điện thoại:
Địa chỉ Facebook:
Địa chỉ mail thông báo trúng giải :

Nội dung lời chúc:

Trong vòng 12h, Ban tổ chức sẽ up lời chúc của bạn lên trang Facebook của diễn đàn. và sẻ được đánh giá theo số like hoặc comment (Các bạn có thể Share link để huy động số vote cho mình)

+Yêu cầu: Lời chúc được viết bằng tiếng Việt có dấu, đúng chính tả và cấu trúc ngữ pháp.

+Tiêu chí đat giải:
• Lời chúc có tổng lượt like và comment nhiều nhất (từ 30 like và Comment trở lên)
• Lời chúc ý nghĩa nhất (do BTC bình chọn)
• Kết quả tổng hợp lượt like và comment sẽ được BTC công bố vào ngày 23/11/2012

+Giải thưởng (3 giải): 
- Giải nhất: Được Nâng cấp lên thành viên VIP, được truy cập vào box VIP MEM + 1Thẻ VIP học tiếng anh tại tienganh123.com (tương đương 250k có thể quy ra tiền  ) và nhiều phần quà tinh thần từ thành viên khác 
- Giải nhì:
 Được Nâng cấp lên thành viên VIP , được truy cập vào box VIP MEM và nhiều phần quà tinh thần từ thành viên khác
- Giải ba: Được Nâng cấp lên VIP mem và nhiều phần quà tinh thần từ thành viên khác

Mọi chi tiết về cuộc thi xin gửi về mail: admin@kenhdaihoc.com
 

Friday, October 12, 2012

Chiêu lừa tiền bằng 'cuộc gọi nhỡ'

Khi bạn gọi đi hoặc bắt máy từ những đầu số +881, +882, tài khoản của bạn sẽ trừ hàng trăm nghìn/phút.

Thời gian gần đây, nhiều chủ tài khoản di động tá hỏa khi bị trừ một khoản tiền lớn vì gọi lại những thuê bao có đầu số +881, +882 vừa gọi nhỡ cho mình, dù phía bên kia không nghe máy.

Kẻ xấu đã sử dụng một thiết bị tự động gọi đến hàng triệu thuê bao di động ngẫu nhiên trên toàn cầu bằng dải số quốc tế, thường có đầu số +881 hoặc +882. Mỗi cuộc gọi chỉ kéo dài 1 đến 2 tiếng chuông, đủ để nạn nhân không kịp nghe máy mà vẫn lưu lại cuộc gọi nhỡ. Theo thói quen, chúng mình sẽ gọi lại để xem có chuyện gì. Khi ấy, thuê bao của mình sẽ bị tính cước với giá “cắt cổ” - hàng trăm nghìn/phút kể từ lúc chuông đổ và chưa kết nối. Số tiền bị trừ này rơi vào túi của nhà điều hành mạng, các công ty sở hữu, vận hành đầu số.

Trong tuần nay, một số thuê bao di động Việt Nam đã bị lừa rất nhiều tiền khi gọi lại cho các đầu số +881, +882 đã gọi nhỡ cho mình.
Đây là hình thức lừa đảo từng rất thịnh hành tại Mỹ và Châu Âu từ những năm 2004-2009 và xâm nhập vào Việt Nam được một tuần nay. Tuy mới xuất hiện nhưng nó cũng kịp lấy đi rất nhiều tiền của các nạn nhân. Những nhà mạng Việt Nam thì chẳng có cách nào hoàn lại cước phí cho khách hàng vì chính bản thân họ đã phải trả tiền cho việc kết nối của khách với mạng vệ tinh di động toàn cầu. Mức giá liên lạc ấy dao động từ 3USD -14USD/phút (tương đương với 60 - 280K/phút) và bị tính phí ngay từ khi đổ chuông.

Ngày 10/10, công ty An ninh mạng Bkav thông báo đã có biện pháp ngăn chặn việc lừa tiền điện thoại này bằng phần mềm tự động chặn các cuộc gọi lừa đảo từ điện thoại vệ tinh. Tuy nhiên, để tránh bị mất oan một số tiền lớn, chúng mình vẫn nên tỉnh táo, “tránh xa” những cuộc gọi nhỡ từ số máy lạ không rõ mã vùng quốc gia hoặc mã quốc tế. Nếu không, teens sẽ trở thành nạn nhân của hình thức lừa đảo hết sức tinh vi này.

Monday, September 24, 2012

Rút ngắn bậc phổ thông sẽ tiết kiệm 10.000 tỷ đồng

"Cần phải đổi mới quan niệm, coi giáo dục phổ thông chỉ là công cụ, các em ra đời có thể học tiếp. Tiểu học không cần nhiều môn, phổ thông rút ngắn còn 11 lớp", nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ trả lời VnExpress.

- Từng nhiều năm làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục, ông nhận xét gì về dự thảo Đề án đổi mới giáo dục sắp trình Hội nghị trung ương 6?
- Tôi mới nhận được dự thảo Đề án đổi mới giáo dục của Bộ GD&ĐT cách đây vài ngày. Tôi đọc xong và bất ngờ bởi toàn bộ nội dung đề án chưa có gì đổi mới cả, vẫn là những cái cũ được nhắc lại như chuyển giáo dục sang mô hình mở, xây dựng mô hình học tập suốt đời, đào tạo liên thông…Những điều này đã nói từ lâu rồi, không còn mới mẻ gì nữa. Cái quan trọng là học tập suốt đời làm như thế nào thì lại không được nói đến.
Thực trạng của nền giáo dục đã có nhiều chuyên gia phân tích. Đó là sự nặng nề, cồng kềnh, không đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, không hội nhập được. Nhiệm vụ của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục một cách tổng quát phải đổi mới theo hướng xây dựng cả nước thành xã hội học tập theo tinh thần nghị quyết trung ương 9.

Trước đây chưa có xã hội học tập nên phải dồn ép học sinh học mọi thứ, coi đó là nồi cơm, để các em ra đời kiếm sống. Giờ xã hội học tập, việc dồn ép là không cần thiết bởi kiến thức là vô cùng rộng lớn, không thể trong một khoảng thời gian nhất định mà học hết được.


Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ cho rằng muốn đổi mới căn bản, tòan diện nền giáo dục, trước hết những người lãnh đạo ngành phải thay đổi tư duy. Ảnh: Hoàng Thùy.


- Vậy theo ông, nhiệm vụ đầu tiên của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là gì?

- Muốn đổi mới giáo dục thì trước hết phải đổi mới tư duy những người làm công tác quản lý hệ thống giáo dục. Đó là đổi mới quan niệm, coi giáo dục phổ thông chỉ là công cụ, để học sinh ra đời có thể học tiếp. Thực tế cho thấy, sinh viên học ở đâu ra cũng phải lăn lộn, học tiếp mới có thể làm được việc.


Tiểu học không cần học nhiều môn mà phải tích hợp. Có thể một bài văn mà qua đó học sử. Ví như sự kiện Hai Bà Trưng, khi làm văn thì ra đề về hai bà nổi dậy đánh giặc Hán thì vừa học văn vừa học sử.

Hay đất nước ta có bài Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau, vừa học văn vừa học địa. Đó là tích hợp kiến thức, tích hợp môn, để học sinh không cần học nhiều môn như hiện nay và cảm thấy học nhẹ nhàng.


Xưa chương trình phổ thông tăng từ 9 năm, đến 10 năm, 12 năm… Quan điểm của tôi điều này không đúng. Giáo dục phải rút ngắn thời gian đào tạo để người ta nhanh chóng ra đời phục vụ. Khi cấp 3 rút một năm, một triệu học sinh bớt được một năm học là đã tiết kiệm cho xã hội 1 triệu năm. Mỗi em một năm ăn tiêu hết 10 triệu đồng, khi rút một năm sẽ tiết kiệm cho xã hội một số tiền không nhỏ trong lúc đất nước còn khó khăn.


Hơn nữa, khi giáo dục phổ thông còn 11 năm sẽ giải quyết được một số vấn đề như quá tải, tạo điều kiện cho học sinh học 2 buổi một ngày. Số lượng giáo viên và cơ sở vật chất vốn dành cho học sinh của ba năm cấp 3, nay chỉ còn 2 năm sẽ cho kết quả tốt hơn.


Cấp 3 cũng nên phân loại thành ba trường, đào tạo học sinh giỏi vào đại học, đào tạo nghề tương đối phức tạp và đào tạo nghề đơn giản. Học sinh ở mỗi nơi hoàn toàn có cơ chế chuyển hóa linh hoạt, và việc đánh giá được thực hiện trong cả quá trình.


Hiện cao đẳng chúng ta cũng có đủ loại, từ cao đẳng nghề (do Bộ Lao động quản lý), cao đẳng chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục quản lý. Điều bất hợp lý là sao Bộ Lao động sử dụng lao động lại cũng giành đào tạo? Tại sao không dùng một hệ thống cao đẳng thôi?


Hệ đại học cũng không nhất thiết phải 4 năm, kiến thức nào không cần thì bỏ, và học tín chỉ cho phép năm kết thúc. Như vậy, nếu làm tốt thì đại học chỉ cần 3 năm, phổ thông rút một năm, học sinh có thể ra đời năm 20 tuổi. Với tư duy bây giờ, giới trẻ thông minh hơn ngày xưa nhiều lắm, chúng hoàn toàn có thể ra đời sớm, tiết kiệm cho xã hội 2 năm.


- Các bước tiếp theo của quá trình đổi mới giáo dục sẽ là gì thưa ông?


- Có đổi mới căn bản hệ thống như trên thì mới có thể đổi mới các lĩnh vực khác. Cụ thể, trong hệ thống đó, phải sắp xếp lại hết tất cả mọi thứ. Không nên quan niệm tất cả học sinh đều phải đại học hết. Mâm cơm cũng phải có cá, thịt, rau, trong xã hội không phải cứ đại học hết mới làm cho xã hội phát triển.


Sau khi đổi mới hệ thống, ngành giáo dục không thể dùng bài ca cũ để áp vào dạy nữa mà phải thay đổi chương trình, nội dung, phương pháp. Ngành giáo dục phải xác định trang bị cho học sinh những công cụ cơ bản nhất là ngoại ngữ, công nghệ thông tin.


Tiếng Anh trong nền giáo dục nước ta như leo cột mỡ. Trong khi kinh nghiệm cho thấy ở hội nghị quốc tế, trong chính trường không đạt được thỏa hiệp nhiều, nhưng nếu biêt tiếng, nói chuyện ngoài hành lang sẽ đạt được nhiều hơn. Mình không biết tiếng Anh mình sẽ thua tất cả các nước.


Ông Lý Quang Diệu (Thủ tướng đầu tiên của Singapore) đã giải thích nguyên nhân nước ông giàu là vì: "Điều đầu tiên tôi dạy ngoại ngữ cho người dân, họ đi khắp thế giới lấy tiền về cho đất nước tôi. Nước tôi nói tiếng Anh nên toàn thế giới đến giao dịch với tôi, tôi móc túi họ đem về cho nước tôi”. Câu nói đó tưởng chừng đơn giản nhưng lại rất thâm thúy và là bài học sâu sắc.


Chúng ta không nên bảo thủ phải dạy tiếng Anh cho trẻ từ lớp 3 bởi trí óc của trẻ phát triển, tiếp thu rất sớm. Độ tuổi vàng để tiếp thu kiến thức là từ 0 đến 6 tuổi, đặc biệt là 0 đến 3, vậy tại sao phải áp đặt dạy ở lớp 3?


Về phương pháp, ở Singapore, một lớp cao đẳng 24 em. Sáng đến thầy hướng dẫn học bài gì, lên mạng lấy tài liệu ra sao, rồi chia nhóm làm đề tài chiều báo cáo. 6 nhóm chia nhau công việc để hoàn thiện bài tập, em này thuyết trình thì em kia bổ sung, như vậy là thuộc hết. Ở mình thì lên lớp là thầy nói, học sinh không nghe, cuối kì mới kiểm tra thì các em chỉ học vẹt, đối phó. Giờ phải học cách dạy tiên tiến ở các nước, đánh giá thường xuyên để các em học một cách hứng thú.


Chương trình, nội dung, phương pháp đã thay đổi thì đánh giá cũng phải thay đổi. Đánh giá hiện nay mang tính thời điểm. Học bao nhiêu năm cũng chỉ có thi học kỳ, tốt nghiệp, đại học, độ may rủi rất lớn.

Nếu đánh giá thường xuyên thì học sinh sẽ học thường xuyên và đánh giá cả thời kì thì thật chất, thúc đẩy người học hơn.


- Nhà xuất bản Giáo dục mới đây vừa nhập khẩu sách giáo khoa Toán của Pháp, ông bình luận gì về việc này?


- Có nhiều người cho rằng hiện nay giáo dục đang quá tải và học 12 năm mới đủ. Tôi không đồng tình với ý kiến này, vì nếu nói như vậy thì 20 năm cũng không đủ. Từ đổi mới hệ thống giáo dục, nội dung các môn học cũng phải thay đổi, cái gì cần thì dạy, không thì bỏ, thế nên sách giáo khoa cũng cần viết lại cho phù hợp hơn.

Ý kiến độc giả VnExpress.
Tôi có đứa cháu học lớp 3, nhưng có tới 17 quyển sách toán. Tôi xem qua và rất buồn khi đa số đều xào xáo bát nháo. Tôi cho rằng phải đổi mới chuyện này, viết sách cụ thể, tâm huyết hơn. Có thể nhập khẩu sách từ nước ngoài về, xem nội dung nào phù hợp thì dịch ra, có những cái có thể áp dụng nguyên xi, tuy nhiên cũng có nội dung cần chọn lọc và bổ sung kiến thức cho phù hợp.

Nguồn: VnExpress

Monday, September 10, 2012

Xác ướp 600 tuổi vẩn sinh con

 Xác ướp là một cô gái khoảng 20 tuổi đang mang bầu hơn 7 tháng. Đứa bé sau 600 năm đã được đưa ra thuận lợi và sống sót trong 72 tiếng.


Ngày 6/9/2012, báo Trung Quốc đưa tin đứa trẻ trong bụng một xác ướp bị chôn vùi trong tuyết hơn 600 năm ở Nga đã được đưa ra một cách thuận lợi và sống sót trong 72 tiếng đồng hồ.

Xác ướp là một cô gái khoảng 20 tuổi đang mang bầu hơn 7 tháng. Cơ thể xác ướp này đã bị chôn vùi trong tuyết ở nhiệt độ âm 70 độ C.

Các nhà khoa học đã để xác ướp trong một hộp kim loại có đầy đủ dưỡng khí. Thông qua X quang họ phát hiện ra một thai nhi trong cơ thể người mẹ.

Xác ướp 600 tuổi sinh ra một bé gái.
Tiến sĩ Augustine Ruff , một nhà nghiên cứu về phôi thai ở Moscow, cho biết đây là một bé gái, được đặt tên là Christina.

Sau khi đặt trong khu chăm sóc chuyên biệt không lâu, tim thai nhi đã đập trở lại và đứa bé thực sự đang sống. Sự việc này được coi là một điều kỳ diệu của Y học.

Nghiên cứu trên cơ thể người mẹ, các nhà khoa học tin rằng người phụ nữ này đã chết ngay lập tức sau bị khi tuyết phủ kín nên các cơ quan trong cơ thể thai nhi vẫn chưa bị phá hủy.

Ngoài ra, cơ thể người mẹ đã nhiễm một loại virut lạ, vì thế, sau khi được lấy ra, đứa bé cũng chỉ sống được 72 giờ rồi cũng tử vong.

Theo Afamily

Friday, September 7, 2012

Phát hiện 'siêu Trái đất' mới

Các nhà thiên văn học đã phát hiện một siêu Trái đất mới trong khu vực có thể tồn tại sự sống quanh ngôi sao lùn đỏ Gliese 163.

Nhóm các nhà thiên văn quốc tế, đứng đầu bởi tiến sĩ Xavier Bonfils thuộc Viện Hành tinh học và Vật lý học thiên thể Grenoble (Pháp), đã phát hiện một siêu Trái đất với có tên là Gliese 163c nhờ sử dụng kính thiên văn HARPS đặt tại Đài thiên văn Southern Observatory của Cơ quan vũ trụ châu Âu ở Chile.
Hành tinh Gliese 163c có trọng lượng lớn hơn 6,9 lần Trái đất và có quỹ đạo 26 ngày quanh ngôi sao lùn đỏ Gliese 163 thuộc chòm sao Dorado – cách hành tinh của chúng ta 49 năm ánh sáng. Nhóm nghiên cứu cho biết: “Gliese 163c có kích thước lớp gấp từ 1,8 đến 2,4 lần so với đường kính Trái đất, phụ thuộc vào hành tinh này được cấu tạo phần lớn là đá hay nước”.

Gliese 163c nhận ánh sáng trung bình từ ngôi sao mẹ nhiều hơn 40% so với Trái đất nhận ánh sáng từ Mặt trời, khiến hành tinh
Gliese 163c nóng hơn Trái đất. Trong khi đó, sao Kim nhận ánh sáng từ Mặt trời nhiều hơn 90% so với hành tinh của chúng ta.


“Chúng tôi không biết các đặc tính bầu khí quyển của hành tinh Gliese 163c, nhưng nếu cho rằng nó bầu khí quyển tương tự Trái đất, thì nhiệt độ bề mặt của hành tinh này vào khoảng 60°C”, các nhà nghiên cứu cho biết trên Daily Mail.


Phần lớn sự sống phức tạp trên Trái đất, như thực vật, động vật và con người, không thể sống sót ở nhiệt độ trên 50°C. Nhưng nhiều tổ chức sống có cấu tạo đặc biệt có thể thích nghi mới mức nhiệt độ trên hoặc cao hơn.


Cùng với hành tinh ‘siêu Trái đất’ Gliese 163c, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện một hành tinh lớn hơn, được đặt tên là Gliese 163b, nằm gần ngôi sao mẹ hơn và có chu kỳ quỹ đạo chỉ 9 ngày. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng phát hiện một hành tinh thứ 3 quay quanh ngôi sao lùn Gliese 163, nhưng hành tinh không được đặt tên vì nó ở khoảng cách quá xa ngôi sao mẹ.
Hà hương - vietnamnet

Monday, September 3, 2012

Rùng mình công nghệ sản xuất giấy ăn

Giấy phế liệu, rác thải, thậm chí cả giấy vệ sinh đã qua sử dụng nhờ "công nghệ" đã trở thành nhiều loại giấy ăn, giấy vệ sinh trắng bóc, nức mùi thơm.

Về xã Phong Khê, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh để “mắt thấy tai nghe” công nghệ chế biến các sản phẩm giấy ăn, giấy vệ sinh từ hạng bình dân cho đến hạng sang để cung cấp cho thị trường sẽ không ít người tiêu dùng phải rùng mình, sởn gai ốc. Cả làng như một “bãi rác” khổng lồ, khắp các ngả đường luôn nồng nặc mùi tạp chất do các xưởng sản xuất giấy thải ra.
Ông Nguyễn Văn Thụ, cán bộ địa chính - xây dựng xã Phong Khê cho biết toàn xã Phong Khê từ xí nghiệp tư nhân cho tới doanh nghiệp, hợp tác xã cổ phần, công ty... có tất cả khoảng 200 đơn vị sản xuất giấy trong đó có 50% đơn vị sản xuất giấy ăn, giấy vệ sinh, mỗi xí nghiệp đạt công suất trung bình từ 5 – 7 tấn/ngày. Các đơn vị sản xuất đều có giấy phép kinh doanh nhưng tùy theo quy mô sản xuất thì có thể phân loại thành các xí nghiệp tập trung và các hộ sản xuất cá thể nhỏ lẻ.
Qua sự giới thiệu của người dân địa phương, chúng tôi tới khu công nghiệp sản xuất giấy tập trung của toàn xã được hình thành từ năm 2003. Qua con đường lầy lội, nước tù đọng đen ngòm, chúng tôi tới xí nghiệp sản xuất giấy của gia đình anh Ngô Văn Phương. Khu xưởng bao bọc bởi những đống giấy phế thải cao ngất, không gian đặc quánh 1 thứ mùi chua nồng khó chịu, ầm ầm tiếng máy xay, ép giấy, hơi nước bốc mù mịt. Bên cạnh là những thành phẩm giấy ăn, giấy vệ sinh thơm nức được xếp ngay ngắn. Khoảng cách giữa chúng chỉ là một dây chuyền chế biến giấy đơn giản và tiềm ẩn sự ô nhiễm nghiêm trọng.





Toàn cảnh của một xưởng sản xuất giấy ăn (đang hoạt động)


Khâu đầu tiên – nghiền giấy là khâu quyết định đến chất lượng của sản phẩm. Nguyên liệu đưa vào sản xuất là những đống “rác phế liệu” giấy, những cuộn giấy vệ sinh bỏ đi, sách báo lem nhem được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau, thậm chí được thu gom từ những bãi rác thải.





Nguyên liệu đưa vào sản xuất là “rác phế liệu” trong đó có cả giấy được thu gom từ bãi rác


Công nhân chân đất giẫm đạp lên đống giấy nguyên liệu nhàu nát. Những bể ngâm giấy mủn rò rỉ thứ nước thải nhớp nháp trên nền đất. Máy xay nguyên liệu rỉ sắt đóng cục nổi lên thành từng mảng. Hệ thống nước thải chưa kịp hoàn thiện nước đặc khịt, rác nổi lềnh phềnh.



Công nhân giẫm đạp lên giấy nguyên liệu trong khi bốc giấy vào máy nghiền




Thiết bị máy móc hoen gỉ




Bể ngâm giấy bốc mùi hôi thối nồng nặc




Một công đoạn để chuẩn bị tẩy Javen

Khi chúng tôi hỏi “cơ sở sản xuất của anh có sử dụng chất tẩy trắng không”, anh Phương đã vội vã xua tay, trả lời thẳng thừng “không có”. Thế nhưng, vừa ra tới ngoài sân, tôi có hỏi một nhân viên đang làm việc, anh thật thà nói: “Chắc chắn là phải có rồi. Em nhìn xem, giấy nhập vào thì ô hợp thế kia, còn giấy thành phẩm thì trắng tinh thế này”. Anh nhân viên này tiết lộ, các chất tẩy trắng được cho ngay vào công đoạn đầu tiên để ngâm giấy chủ yếu là nước Javen và một vài loại hóa chất làm dai giấy đặc biệt.



Các thùng hóa chất gồm thuốc tẩy Javen, chất làm dai giấy vứt ngổn ngang trong xưởng



Một khe hở của bể ngâm giấy khiến nước chảy lênh láng và nhầy nhụa





Công đoạn tẩy trắng cho giấy ăn




Giấy đổi màu trắng sau khi dùng hóa chất





Chiếc máy ép bột giấy thành những cuộn lớn trước khi cho ra thành phẩm nằm ngay bên cạnh đống giấy nguyên liệu bẩn




Hoàn tất công đoạn đóng gói trước khi cung cấp ra thị trường

Tại Phong Khê, một số lượng lớn hộ gia công nhỏ lẻ sản xuất giấy ăn cung cấp đi khắp các tỉnh thành trong cả nước, bán rộng rãi trên thị trường. Từ giấy ăn "thường dân" nhất như "giấy phở" (loại giấy ăn thô ráp, màu trắng đục, hình vuông vẫn thường dùng tại các quán cóc ven đường, quán cơm vỉa hè,...) đến các loại giấy ăn cao cấp đều được "chế biến" bằng công nghệ... nồng nặc như trên. Đúng như những lời nói đùa của những người làm ở các cơ sở sản xuất giấy ăn: “Giấy không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi. Nó chỉ chuyển từ giấy phế liệu, thậm chí rác thải thành giấy ăn và vô vàn sản phẩm hiện đại khác”.

Friday, August 31, 2012

Bản tin facebook HOT

- Xuất hiện loài amip ăn não người dẫn đến tử vong, hai hotboy đội Hà Hồ là Bùi Anh Tuấn và Hồng Dương diễn chung, xót xa cụ bà 87 tuổi mù lòa ở Thanh Hóa...


Sự tái hợp của 2 hotboy đội Hà Hồ là Bùi Anh Tuấ.n và Hồng Dương đã thành công ngoài sức tưởng tượng và được sự hưởng ứng cũng như ủng hộ của các bạn trẻ,những người hâm mộ của hai anh chàng này

Từng là bạn bè anh em ngoài đời, và lại gặp nhau tại The Voice 2012, cùng ở chung một đội với nữ HLV xinh đẹp Hà Hồ. Hai anh chàng hotboy Hà Thành lại được chọn là cặp đấu của nhau và rồi kẻ ở người đi để gây bao tranh cãi... Nhưng cuối cùng họ đã mang lại cho người hâm mộ ấn tượng tốt đẹp về tình cảm anh em bạn bè sau một đêm diễn thành công của Hồng Dương và Anh Tuấn tối 29/8.

Một đám cưới muộn của cặp tình nhân già ở vào cái tuổi xế chiều khi cụ ông đã 104 tuổi,còn cụ bà cũng bước vào tuổi 100. Chiếc váy cưới ông mang đến bên bà khiến nhiều người rớt nước mắt và khâm phục hạnh phúc mà hai ông bà còn mang lại cho nhau.

"Một cõi đi về" trong trí tưởng tượng của một người vô gia cư?


Cụ Trịnh Thị Nhượng năm nay đã 87 tuổi ở Thanh Hóa,bị lòa bẩm sinh nhưng vẫn phải dò dẫm ăn xin đầu đường xó chợ.


Người cha đã bán cô con gái 14 tuổi của mình cho hàng xóm với giá 16.000 USD và một 100 két bia cùng với thịt...

Cư dân facebook xôn xao loại amip ăn não người dẫn đến tử vong.
Báo GDVN

Saturday, August 25, 2012

Người mẹ 4 năm nuôi giấc mơ đại học cho con trai cụt tay

Để thực hiện “giấc mơ đại học” của người con trai bị cụt cả hai cánh tay, người mẹ đã gác lại công việc ruộng vườn, bỏ quê lên thành phố làm nghề thu dọn phế thải để ngày ngày đưa con đến trường. 

Cô Vương Cảnh Ni, một phụ nữ nông thôn Trung Quốc, năm nay 44 tuổi, trông rất hiền lành và chất phác nhưng ít ai biết được rằng, phía sau sự bình dị đó là một trái tim nhân hậu và đầy tình yêu thương của một người mẹ.
Mới lên 5 tuổi, Kiện Bình, con trai cô Cảnh Ni đã bị cụt mất hai cánh tay do tai nạn giao thông. Một đêm mưa trước ngày tốt nghiệp cấp 2, vì tránh chiếc xe ba bánh, Kiện Bình lại bị ngã gãy xương. Tai nạn nối tiếp tai nạn, khiến gia cảnh cô Cảnh Ni càng thêm điêu đứng. Nhưng không vì những bất hạnh đó mà mẹ con cô từ bỏ giấc mơ của đời mình, đó là giấc mơ “bước chân vào cổng trường đại học”.

Hình gởi
Cô Cảnh Ni và con trai Kiện Bình chụp trước cổng trường. Khi sức khỏe vẫn chưa hồi phục hẳn, Kiện Bình đã chăm chỉ lao vào ôn thi lên cấp 3 nhưng Kiện Bình lại thiếu mất 10/100 điểm và đã bị loại. “Con muốn đi học! Con muốn đi học!” - Kiện Bình vẫn kiên quyết theo đuổi giấc mơ của bản thân và đã một mình đến Sở Giáo Dục để tìm kiếm cơ hội đặc cách đi học. May mắn đã mỉm cười với Kiện Bình khi trường trung học Trung Mấu đã quyết định nhận bạn ấy vào học miễn phí. Niềm vui mới được nhóm lên thì mẹ anh, cô Cảnh Ni lại không khỏi lo lắng cho con trai vì không biết Kiện Bình sẽ phải xoay sở thế nào để có thể học tập và tự chăm sóc bản thân. Cuối cùng cô Ni đã hạ quyết tâm cùng con khăn gói lên thành phố.
Hình gởi
Ngày ngày Kiện Bình chăm chỉ học tập để không phụ lòng của mẹ.
May mắn lại lần nữa mỉm cười với hai mẹ con cô Ni, khi nhà trường đã đặc cách thu xếp cho hai người một căn phòng nhỏ và hỗ trợ cô Ni một công việc ổn định để tiện chăm sóc con trai. “Ban ngày tôi quét dọn vệ sinh trong trường, buổi tối nấu cơm giặt đồ cho Kiện Bình. Tôi chẳng mong gì cả, chỉ mong con trai có thể thi đỗ đại học” - cô Ni chia sẻ.
Hình gởi
Hình gởi
Hình gởi
Cô Cảnh Ni vất vả đi thu gom từng túi rác, chỉ mong có thể gần gũi và chăm sóc đứa con trai tật nguyền này. Thời gian thấm thoắt trôi qua, cô Ni đã theo con đến trường được 4 năm, 4 năm lặng lẽ chăm sóc con trai tàn tật, 4 năm cùng con theo đuổi giấc mơ lớn của cuộc đời, cô Ni vẫn luôn cảm thấy thật hạnh phúc. Thấu hiểu sự hy sinh và tấm lòng của mẹ, Kiện Bình cũng rất quan tâm đến mẹ, bạn đã tự mày mò học những việc đơn giản nhưng với người tàn tật như anh quả là một sự kiên trì đáng kính nể như xâu kim chỉ để mẹ khâu vá, thêu thùa. “Tôi phải nỗ lực, không ngừng cố gắng thì mới không phụ lòng mẹ, tôi sẽ không bao giờ làm mẹ thất vọng” - Kiện Bình xúc động cho biết.
Hình gởi
Hình gởi
Hình gởi
Dù mất đôi tay, nhưng Kiện Bình vẫn có thể làm được rất nhiều công việc khác để giúp đỡ mẹ. Câu truyện cảm động về tình mẫu tử của cô Vương Cảnh Ni đã một lần nữa chứng minh cho đức hy sinh của người mẹ và tình mẫu tử thiêng liêng luôn hiện hữu trong cuộc sống.

Kênh 14