Friday, October 12, 2012

Tiểu luận "Đối chiếu động từ "ăn" trong tiếng Việt và tiếng Anh"

Tiểu luận "Đối chiếu động từ "ăn" trong tiếng Việt và tiếng Anh"

Cùng với danh từ, động từ là hai thực từ cơ bản nhất trong hệ thống từ loại tiếng Việt cũng như tiếng Anh. Đồng thời, động từ được coi là vị từ hoàn chỉnh về nội dung và cấu trúc để tạo nên câu trọn vẹn, đầy đủ hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ. Trong hệ thống thừ vựng tiếng Việt và tiếng Anh, động từ chiếm số lượng lớn, được sử dụng với tần số rất cao trong đời sống sinh hoạt hàng ngày bởi nó gắn liền với các hoạt động, trạng thái, cảm xúc của con người.



Chiêu lừa tiền bằng 'cuộc gọi nhỡ'

Khi bạn gọi đi hoặc bắt máy từ những đầu số +881, +882, tài khoản của bạn sẽ trừ hàng trăm nghìn/phút.

Thời gian gần đây, nhiều chủ tài khoản di động tá hỏa khi bị trừ một khoản tiền lớn vì gọi lại những thuê bao có đầu số +881, +882 vừa gọi nhỡ cho mình, dù phía bên kia không nghe máy.

Kẻ xấu đã sử dụng một thiết bị tự động gọi đến hàng triệu thuê bao di động ngẫu nhiên trên toàn cầu bằng dải số quốc tế, thường có đầu số +881 hoặc +882. Mỗi cuộc gọi chỉ kéo dài 1 đến 2 tiếng chuông, đủ để nạn nhân không kịp nghe máy mà vẫn lưu lại cuộc gọi nhỡ. Theo thói quen, chúng mình sẽ gọi lại để xem có chuyện gì. Khi ấy, thuê bao của mình sẽ bị tính cước với giá “cắt cổ” - hàng trăm nghìn/phút kể từ lúc chuông đổ và chưa kết nối. Số tiền bị trừ này rơi vào túi của nhà điều hành mạng, các công ty sở hữu, vận hành đầu số.

Trong tuần nay, một số thuê bao di động Việt Nam đã bị lừa rất nhiều tiền khi gọi lại cho các đầu số +881, +882 đã gọi nhỡ cho mình.
Đây là hình thức lừa đảo từng rất thịnh hành tại Mỹ và Châu Âu từ những năm 2004-2009 và xâm nhập vào Việt Nam được một tuần nay. Tuy mới xuất hiện nhưng nó cũng kịp lấy đi rất nhiều tiền của các nạn nhân. Những nhà mạng Việt Nam thì chẳng có cách nào hoàn lại cước phí cho khách hàng vì chính bản thân họ đã phải trả tiền cho việc kết nối của khách với mạng vệ tinh di động toàn cầu. Mức giá liên lạc ấy dao động từ 3USD -14USD/phút (tương đương với 60 - 280K/phút) và bị tính phí ngay từ khi đổ chuông.

Ngày 10/10, công ty An ninh mạng Bkav thông báo đã có biện pháp ngăn chặn việc lừa tiền điện thoại này bằng phần mềm tự động chặn các cuộc gọi lừa đảo từ điện thoại vệ tinh. Tuy nhiên, để tránh bị mất oan một số tiền lớn, chúng mình vẫn nên tỉnh táo, “tránh xa” những cuộc gọi nhỡ từ số máy lạ không rõ mã vùng quốc gia hoặc mã quốc tế. Nếu không, teens sẽ trở thành nạn nhân của hình thức lừa đảo hết sức tinh vi này.

Chat có biểu tượng giống yahoo trên facebook (Emoticons on' Facebook)


Emoticons on Facebook


Trang mạng xã hội lớn nhất hành tinh đã cho phép hiển thị những biểu tượng cảm xúc trên comment rùi nè!



Kể từ khi ra đời cho đến nay, lần đầu tiên Facebook chính thức cho phép hiển thị những biểu tượng cảm xúc quen thuộc trên phần comment, thay cho những ký hiệu đơn điệu, nhàm chán.


Ngay lập tức, cộng đồng cư dân mạng đều cảm thấy háo hức và thích thú với sự thay đổi này bằng cách comment nhiệt tình để thử xem các trạng thái biểu cảm khi xuất hiện trên Facebook trông như thế nào.


Kí hiệu



Nếu bạn thấy bài viết này hay và có ích với bạn hãy nhấn nhấn "Thank" và chia sẻ bài viết này nhé 

Wednesday, October 10, 2012

Chuyên đề: Ma trận - Định thức

Ma trận - Định thức


Định thức, trong đại số tuyến tính, là một hàm cho mỗi ma trận vuông A, tương ứng với số vô hướng, ký hiệu là det(A). Ý nghĩa hình học của định thức là tỷ lệ xích cho thể tích khi A được coi là một biến đổi tuyến tính. Định thức được sử dụng để giải (và biện luận) các hệ phương trình đại số tuyến tính.Định thức chỉ được xác định trong các ma trận vuông. Nếu định thức của một ma trận bằng 0, ma trận này được gọi là ma trận suy biến, nếu định thức bằng 1, ma trận này được gọi là ma trận đơn môđula.........



      Password : wWw.kenhdaihoc.com

Xem thêm: http://kenhdaihoc.com/forum/forums/457-Thu-ven-tai-lieu.kdh

Nếu bạn thấy bài viết này hay và có ích với bạn hãy nhấn nhấn "Thank" và chia sẻ bài viết này nhé 

Tuesday, October 9, 2012

Tiểu sử các Vua Việt [ P19- Lê Chiêu Tông ]


Lê Chiêu Tông (1516-1522)

 Trị vì: 5/1516 - 7/1522
Tiền nhiệm: Lê Tương Dực
Kế nhiệm: Lê Cung Hoàng
Hậu duệ: Lê Trang Tông?
Tên húy: Lê Y
Niên hiệu: Quang Thiệu: 5/1516 - 7/1522
Thụy hiệu: Thần Hoàng Đế
Miếu hiệu: Chiêu Tông
Triều đại: Nhà Hậu Lê
Thân phụ: Lê Sùng
Thân mẫu: Trịnh Thị Loan
Sinh: 1506 - Mất 1526 -Việt Nam
An táng: Lăng Vĩnh Hưng

Vua húy là Y, lại có tên nữa là Huệ, cháu bốn đời của Lê Thánh Tông, cháu đích tôn của Kiến vương Tân, con trưởng của Cẩm giang vương Sùng. Mẹ là Hoàng hậu Trịnh Thị Loan, người xã Phi Bạo, huyện Thanh Chương (Nghệ An). Ông sinh ngày 4 tháng 10 năm Bính Dần (1506). Khi Tương Dực đế bị giết năm Bính Tý (1516) không có con nối, quan đại thần là Lê Nghĩa Chiêu, Trịnh Duy Sản đón lập lên làm vua, khi đó ông mới 11 tuổi Nhưng khi đó kinh thành bị tàn phá, Trịnh Duy Sản phải rước vua vào Tây Kinh. Trần Cảo thấy kinh thành bỏ không đã chiếm lấy và tự xưng làm vua. Thấy vậy triều đình sai Trịnh Duy Sản, Nguyễn Hoằng Dụ, Trịnh Tuy... Vậy đánh Trần Cảo. Trần Cảo phải chạy lên đất Lạng Nguyên (Lạng Sơn).

Triều Lê sau khi dẹp tan được loạn Trần Cảo thì nội bộ lại càng lục đục, đánh giết lẫn nhau. An Hòa hầu Nguyễn Hoàng Dụ và Vĩnh Hưng Bá Trịnh Tuy đem quân đánh nhau liên miên. Dân chúng khổ sở cảnh loạn lạc, đầu rơi máu chảy: "Giặc bên ngoài chưa yên, các quyền thần đánh lẫn nhau, giết nhau dưới cửa khuyết, máu giây đầy chốn kinh sư, mặt trời vàng tối, vận nước ngày một suy".

Trước tình hình đó, Nho giáo ngày một suy vi, nhường chỗ cho Phật giáo và Đạo giáo cùng các thú ma thuật ngày càng phát triển.

Trong số các thế lực phò lập vua, mỗi người đều có những mưu đồ riêng. Càng về sau bằng tài năng quân sự nổi bật và sự khôn khéo thâu tóm quyền hành, Mạc Đăng Dung đã ngày càng trở thành một n hân vật cột trụ trong triều. Vua Lê Chiêu Tông phải tự thân hành đến phủ đệ của Mạc Đăng Dung gia phong cho ông làm Thái phó... Quyền uy của Mạc Đăng Dung ngày một lớn, người người đều hướng về họ Mạc. Đăng Dung cho con gái nuôi vào hầu vua thực ra để dò xét coi giữ. Con trưởng của Đăng Dung là Đăng Doanh làm chức Dục Mỹ hầu trông coi điện Kim Quang. Từ đó Đăng Dung đi bộ thì che lọng phượng dát vàng, đi thủy thì dùng thuyền rồng dây kéo, ra vào cung cấm như đi vào chỗ không người, không kiêng sợ gì...

Trước tình cảnh ấy, vua Chiêu Tông mưu ngầm với Trịnh Tuy tìm cách triệt hạ thế lực của họ Mạc. Kế hoạch bại lộ, vua bỏ chạy khỏi kinh thành. Mạc Đăng Dung bèn cùng với các quần thần khác lập em của Chiêu Tông tên là Xuân lên ngôi vào ngày 1 tháng 8 năm Nhâm Ngọ (1522). Chiêu Tông thì bị giáng xuống làm Đà Dương vương rồi bị giết. Như vậy Chiêu Tông ở ngôi được 7 năm, thọ 26 tuổi.

vietsciences & wikipedia

Tiểu sử các Vua Việt [ P18 - Kiến Phúc]


Kiến Phúc (1869 -1884)

 
Niên hiệu :Kiến Phúc
Năm sanh, năm mất : 1869-1884
Giai đoạn trị vì:1884
Miếu hiệu:Giảng Tông Nghị Hoàng Ðế
Tên Húy:Nguyễn Phúc Hạo, Nguyễn Phúc Ưng Ðăng

 

Ông Dưỡng Thiện, tên là Ưng Ðăng là con nuôi thứ ba của vua Tự Ðức lên ngôi vua lấy niên hiệu là Kiến Phúc. Vua chỉ có 15 tuổi, mọi việc đều do ông Tường và ông Thuyết quyết định cả.

Có nhiều ông quan thấy vậy liền trả ấn lại cho triều đình, từ quan rồi đi chiêu mộ binh mà đánh Tây.

Có sách nói rằng Ưng Ðăng được tin triều đình tới rước mình về làm Vua, Ưng Ðăng sợ quá chui xuống gầm giường trốn, mọi người phải lôi ra, ông la hét khóc lóc thảm thiết nhưng vẫn bị đem lên kiệu đưa về cung. Ông viện đủ mọi cách để từ chối nhưng vẫn bị hai ông Tường và Thuyết ép phải lên ngôi. Vua Kiến Phúc ở ngôi được có hơn 6 tháng thì phải bệnh mất ngày 6 tháng 4 năm Giáp Thân (1884). Có sách nói rằng Vua bị ông Tường thuốc chết vì Vua bắt gặp ông Tường đang tư tình với bà phi Nguyễn Thị Hương, để bịt miệng Vua, lợi dụng lúc Vua đang bệnh ông Tường bỏ thuốc độc vào thuốc trị bệnh của Vua.

Sau khi ký hiệp ước Quí Mùi với nước ta, quan Toàn quyền Harmand ra Bắc kỳ để sửa sang sự cai trị, lập ra đội lính tuần cảnh, tục gọi là lính "khố xanh" và bãi đội lính cờ vàng mà Thiếu tướng Bouet đã mộ được. Quân Pháp tiến chiếm Sơn Tây, Bắc Ninh, Ðáp cầu, Hưng Hóa, Tuyên Quang, ...

Vì biết Tàu quá đông nên Pháp cũng muốn làm hoà, chánh phủ Pháp sai Trung tá Fournier lên Thiên Tân để nghị hoà với Tổng đốc Tàu Lý Hồng Chương. Hai bên ký hoà ước Fournier năm Giáp Thân (1884) trong đó Tàu chấp nhận là Pháp bảo hộ nước Việt Nam.

Nước Pháp có sai ông Công sứ Patenôtre từ Tàu sang Huế để sửa lại tờ hoà ước của ông Harmand đã ký ngày 23 tháng 7 năm Quí Mùi (1883), rồi đến ngày 13 tháng 5 năm 1884 Dương lịch, ông Patenôtre cùng với ông Nguyễn Văn Tường, ông Phạm Thận Duật và ông Tôn thất Phan ký tờ hoà ước mới (hoà ước Patenôtre), trong đó Triều đình Huế chấp nhận sự bảo hộ của Pháp và chia nước ra làm 2 khu vực là Trung kỳ và Bắc kỳ, trên giấy tờ thì mổi kỳ có một cách cai trị khác nhau (Trung kỳ bảo trợ chứ không phải bảo hộ) nhưng trên thực tế thì từ từ Pháp bảo hộ tất cả, Triều đình Huế chỉ là hư vị mà thôi. Pháp bắt Việt Nam phải trả cái ấn của Tàu phong cho vua Việt Nam nhưng ông Nguyễn Văn Tường thương lượng để đem cái ấn đó ra mà nấu chảy.
vietsciences