Showing posts with label kỹ năng đàm phán. Show all posts
Showing posts with label kỹ năng đàm phán. Show all posts

Tuesday, August 14, 2012

7 bước để tự tin


Những người thiếu tự tin thường rất bi quan và cứ dằn vặt chính bản thân vì những hành động sai lầm của mình. Bi quan cứ tiếp nối bi quan, bạn càng trở nên sợ hãi với bất cứ việc làm gì của chính mình. Vậy làm sao để trở nên tự tin? Hãy thử làm 7 điều sau đây nhé!

Trích: Kỹ năng mềm 

1. Lập bảng “kiểm kê”
Những người thiếu tự tin thường rất bi quan và cứ dằn vặt chính bản thân vì những hành động sai lầm của mình. Bi quan cứ tiếp nối bi quan, bạn càng trở nên sợ hãi với bất cứ việc làm gì của chính mình. Cách để bạn thóat khỏi tình trang này là lập một bảng kiểm kê lại tất cả…ưu điểm của bạn, kể cả trong việc bạn bị thất bại.
Ví dụ như bạn đã quên một nửa của bàn thuyết trình khi đứng trước lớp nhưng bạn được cô khen là bài viết có sáng tạo khi nộp lại bài thuyết trình ấy. Hãy viết vào bảng vế thứ 2 của câu chuyện trên. Nó chỉ là một mẹo nhỏ, nhưng lại có thể khiến cho tỉ lệ bi quan của bạn giảm đi rất nhiều.

2. Suy nghĩ lạc quan
Bi quan là bạn đồng hành của việc mất tự tin, gần như là nguồn gốc. Bạn muốn có thêm tự tin? Vậy hãy giảm đi sự bi quan và thêm thật nhiều lạc quan vào. Tư tưởng có một sức mạnh vô cùng to lớn. Nếu bạn không thể cải thiện suy nghĩ của bản thân, hãy nói với chính mình câu “mình có thể làm được”, và dĩ nhiên, hãy tin vào nó. Bạn sẽ thành công đáng kể cho mà xem.

3. Dám đối diện với thử thách
Không cần bạn phải vượt qua mục tiêu khó khăn ngay trong lần đầu tiếp xúc. Thay vì sợ thất bại, bạn hãy nghĩ đến những kinh nghiệm bạn có sau khi thất bại. Bạn sẽ thấy rằng bạn “chẳng có gì để mất”, thế nên, hãy cứ vui vẻ tiến lên phía trước, đối diện với mọi khó khăn và thử thách. Nếu không thành công, bạn cũng chẳng bao giờ là một kẻ thất bại, kẻ thất bại, là kẻ không dám tiến đến để thành công.
4. Đặt ra mục tiêu cao hơn
Đừng bao giờ hoàn toàn thỏa mãn với hiện tại, hãy luôn tin rằng bạn còn có thể tốt hơn. Không cần những mục tiêu quá xa vời, mỗi một sự thay đổi nhỏ trong cuộc sống của bạn, cũng có thể đem lại cho bạn sự tự tin. Ví dụ như bạn đề ra việc chạy 3 vòng công viên mỗi sáng, khi bạn đạt được nó, bạn vui mừng và cứ duy trì. Sao không thử tăng số vòng hoặc rút ngắn thời gian chạy của bạn lại. Thử thách khiến cho con người ta tiến lên cơ mà. Những thành công nho nhỏ của những việc trong tầm tay sẽ đem lại cho bạn niềm vui, niềm tin, và bạn sẽ thấy rằng “ồ, mình làm được điều ấy”.
5. Học hỏi không ngừng
Sự thiếu thông tin và kiến thức đẩy bạn ra xa khỏi anh chàng tự tin. Bạn sẽ không dám nói lên những suy nghĩ của bạn vì bạn sợ mình nói sai và trở thành trò cười? Thế thì hãy học hỏi, hãy cập nhật mọi thông tin xung quanh bạn. Biết đâu đấy, bạn sẽ trở thành trung tâm cho mà xem!

6. “Nào mình cùng…konica”

Một cách đơn giản nhất để kéo sự tự tin lại gần đó là cười. Bạn không tin ư? Hãy cứ thử xem. Nụ cười khiến cho sự căng thẳng giảm bớt, làm cho mọi người xung quanh thân thiện với bạn hơn. Áp lực từ đó cũng giảm đi. Nếu bạn là một người không giỏi giao tiếp thì nụ cười thân thiện giúp bạn có được những mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, cuộc sống của bạn trở nên vui vẻ hơn. Bạn lại tư tin lên.

7. Thực tập tất cả điều trên
Bạn không thể cải thiện bản thân nếu chỉ nghe và…để đó. Hãy nhớ 6 điều trên bạn vừa đọc, áp dụng chúng cho cụôc sống hằng ngày của chính mình. Một lúc nào đấy, sự tự tin sẽ trở thành tài sản của riêng bạn, và bạn sẽ giật mình “sao hồi xưa mình nhát thế kia nhỉ?”
Nguồn: Kem – Báo Mực Tím Online

Friday, July 27, 2012

Bí quyết nói lời cám ơn


Kỹ năng giao tiếp: bí quyết nói lời cám ơn




Bí quyết nói lời cám ơn này rất ngắn, rất ngọt ngào, rất đơn giản và rất hiệu quả. Nó không chỉ thể hiện cho thấy bạn là một người giao tiếp tinh tế, mà còn khuyến khích người khác làm điều tốt đẹp cho bạn, thích hợp tác với bạn hoặc yêu quý bạn. 





Biểu hiện lòng biết ơn tới sếp và đồng nghiệp giúp bạn bảo đảm công việc của mình, bạn sẽ có nhóm làm việc ăn ý và luôn sát cánh bên bạn. (Hình: immigrationmexicanamerican)


Cảm ơn nơi làm việc 


Lời cảm ơn hay lòng biết ơn tạo nên sợi dây liên kết bền vững, kéo mọi người lại gần nhau. Khi là sếp, lời cảm ơn đối với các nhân viên lại càng giá trị hơn. Đừng bao giờ nghĩ rằng, mình là sếp thì nhân viên phải cảm ơn mình chứ không có chiều ngược lại. Bởi nếu chỉ có một mình, liệu bạn có thể thành công và giữ vị trí sếp hay không?


Ở vị trí nhân viên, nói lời cảm ơn tới sếp là việc đương nhiên, tuy nhiên, không có nghĩa là cứ hơi một tý là bạn phải cảm ơn. Đôi khi, sếp cũng bực mình vì chuyện chẳng có gì đáng để cảm ơn mà bạn cũng nói, cứ như thể đó là câu cửa miệng để lấy lòng sếp vậy. Hãy cảm ơn sếp khi có sự đánh giá cao nỗ lực của bạn, khi sếp biết phân định đúng sai, công tâm trong mọi việc...


Với đồng nghiệp, nếu dùng lời cảm ơn tùy tiện, dần dần người ta sẽ không cảm thấy giá trị của nó mà chỉ thấy bạn là kẻ khéo mồm, thậm chí là giả dối mà thôi. Bởi vậy, hãy biết lúc nào nên nói cảm ơn để phát huy được sức mạnh của cụm từ này. Khi đồng ghiệp giúp đỡ bạn, dù việc bé hay việc lớn, bạn cũng nên có lời cảm ơn. Chẳng phải tự nhiên mà người xưa đã đúc kết "lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Vì thế, bạn nên nói “cám ơn” và ca tụng bất cứ khi nào có thể, những biểu hiện đó sẽ giúp mọi người có thêm động lực để làm việc và gắn bó với nhau.





Trong cuộc sống, bạn có thể sử dụng bí quyết nói lời cám ơn với tất cả mọi người. Và khi tạo dựng thành thói quen, bạn sẽ tự thấy mình đang dùng đến nó hàng ngày...


Bí quyết chung: Đừng cám ơn cộc lốc! 


Đừng bao giờ nói lời cám ơn cộc lốc. Hãy nói lời cám ơn kèm với những lý do. Sử dụng độc một tiếng “cám ơn” cộc lốc thường xuyên, có thể khiến người ta thậm chí không còn muốn nghe nó nữa. Những lời cám ơn sẽ mang lại hiệu quả nếu nói bằng lời cám ơn cụ thể, bạn nên đề cập tới một điều cụ thể mà sếp hay đồng nghiệp đã làm cho bạn. Điều đó chứng tỏ bạn thực sự cảm kích và đánh giá cao sự giúp đỡ của người ấy.


Lại nữa, khi chúng ta mua tờ báo chẳng hạn, chúng ta chỉ nói “cám ơn” lúc nhận tiền thừa… Liệu “cám ơn” đó có giống lời cám ơn mà bạn muốn dành cho khách hàng tiềm năng luôn mua số lượng lớn hàng hóa của bạn? Hoặc tiếng cám ơn cộc lốc đó có giống lời cám ơn dành cho người thân yêu đã mang đến cho bạn một điều tuyệt vời nào đó hay không?


Vì vậy, đừng để từ cám ơn đứng một mình. Bất kể lúc nào, hãy nói lời cám ơn cùng với những lý do của nó: “- Cám ơn bạn đã đến; - Cám ơn bạn đã hiểu tôi; - Cám ơn bạn đã đợi tôi; - Cám ơn, bạn thật là một khách hàng tuyệt vời; - Cám ơn, bạn thật dễ thương, dễ mến…”.


Ngoài ra, không chỉ thể hiện lòng biết ơn mà bạn cần biết cách nhận lời cám ơn từ người khác đúng cách. Đôi khi, nhiều người bối rối trước biểu hiện biết ơn của người khác đến nỗi nhún vai hoặc thấy ngại ngùng, không thoải mái. Thay vào đó, bạn nên nói đơn giản: “Không có gì. Tôi luôn sẵn sàng và rất vui khi được làm việc đó!”. Rồi sau đó, dành chút thời gian để tận hưởng lời cám ơn của họ. Đó sẽ là động lực để bạn làm tốt hơn khi quay trở lại công việc. Hãy nhớ rằng, biết nhận lời cám ơn đúng cách, bạn cũng sẽ biết nói lời cám ơn đúng cách để đạt hiệu quả cao nhất.


Cám ơn bạn đã đọc hết bài viết.
Chúc bạn luôn vui, khỏe và nhiều may mắn.


Văn Nghi


Saturday, July 21, 2012

Cách ứng xử của người quân tử


Cách ứng xử của người quân tử


Nước Vệ có một viên quan trông coi pháp luật tên là Quý Cao. Ông là người chính trực, khi thăng đường xử án thì cực kỳ nghiêm minh, công bằng nhưng giàu lòng nhân ái.

Trong lần xử án một kẻ ăn trộm, chiểu theo hình phạt thời đó, Quý Cao đã xử anh ta rất nghiêm khắc, để anh ta nhớ đời không bao giờ tái phạm.

Bẵng đi thời gian dài, kẻ ăn trộm năm xưa nay trở thành giám đốc Công ty TNHH X. Quả đất quay tròn, một người con của Quý Cao làm nhân viên dưới quyền của vị giám đốc nọ. Thế rồi người con của Quý Cao vi phạm một khuyết điểm, mức độ trầm trọng gấp nhiều lần so với cái lỗi năm xưa của vị giám đốc nọ. Quý Cao đinh ninh thế nào vị giám đốc cũng xử con mình thật nặng để trả thù ông.

Trái với suy đoán của Quý Cao, sau khi phân tích thấu đáo khuyết điểm mà người con của Quý Cao mắc phải, vị giám đốc nọ không những không xử phạt, mà còn cho người con của Quý Cao đi bồi dưỡng thêm nghiệp vụ. Vì người con của Quý Cao phạm lỗi là do thiếu kiến thức chuyên môn, chứ không phải do thói hư tật xấu.

Cảm động trước tấm lòng của kẻ ăn trộm năm xưa, Quý Cao hỏi:

- Trước ngươi mắc tội, ta xử rất nghiêm khắc. Nay con ta phạm lỗi chính là dịp để ngươi trả thù. Thế mà ngươi lại xử sự rất nhân văn. Vậy là cớ làm sao?

Vị giám đốc trả lời:

- Hồi đó, cái tội của tôi đáng phải xử phạt như thế. Chính nhờ sự nghiêm khắc, công minh của Tiên sinh mà tôi mới có được như hôm nay. Hơn nữa, lúc Tiên sinh luận án, tôi thấy Tiên sinh cũng có ý muốn vận dụng pháp luật để nới tay. Lúc án định xong, đem thi hành, tôi thấy Tiên sinh cũng khổ tâm lắm. Nhưng vì luật pháp bất vị tình nên buộc Tiên sinh phải làm thế. Chứ đâu phải vì Tiên sinh có ý hãm hại tôi. Tôi không cám ơn Tiên sinh thì thôi, sao có thể trả thù ngài được? Ngài đã dạy tôi một bài học sâu sắc về đối nhân xử thế của người quân tử.

Trích: Diễn đàn

Wednesday, July 11, 2012

Nhận biết ngôn ngữ cơ thể trong đàm phán





Nhận biết ngôn ngữ cơ thể trong đàm phán


Khi đàm phán, nếu chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của đối phương, bạn sẽ “nghe” được nhiều điều mà có thể họ không trực tiếp nói ra. Hãy quan sát ngôn ngữ của toàn bộ cơ thể: đầu, cánh tay, bàn tay, thân, cẳng chân và bàn chân.

Khi đàm phán, nếu chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của đối phương, bạn sẽ “nghe” được nhiều điều mà có thể họ không trực tiếp nói ra. Hãy quan sát ngôn ngữ của toàn bộ cơ thể: đầu, cánh tay, bàn tay, thân, cẳng chân và bàn chân.


Sự quan sát này sẽ giúp bạn nhận biết được thái độ của đối phương, chẳng hạn nội dung nào quan trọng và nội dung nào ít quan trọng hơn với họ.



Biết vị trí
Quan sát dễ dàng nhất là chỗ riêng của từng người. Tất nhiên, những người uy quyền nhất thường được dành cho những vị trí quan trọng nhất ở trong phòng. Ghế có uy lực nhất thường là ở đầu bàn.



Tạo ra mối liên hệ đầu tiên
Hãy bắt đầu mọi cuộc gặp với ngôn ngữ cơ thể và thể hiện sự nhiệt huyết của bạn. Nhìn vào mắt mọi người và bắt tay thật chặt. Hãy để phần giữa ngón cái và ngón trỏ chạm vào phần giữa ngón cái và ngón trỏ của đối phương. Nắm chặt chứ không siết chặt tay. Một cái lắc tay lên xuống và thể hiện bằng mắt là đủ. Một hoặc hai cái lắc nhẹ như vậy có thể thể hiện sự nhiệt tình, còn hơn nữa có thể làm đối phương cảm thấy không thoải mái.
Ở châu Mỹ, phụ nữ chào nhau có thể chạm cả hai tay cùng một lúc thay cho một cái bắt tay. Bắt tay không phải ở nơi nào cũng giống nơi nào. Người Đức bắt tay chỉ lắc lên xuống một lần. Người Pháp thường bắt một tay trong khi đặt tay kia lên vai người đối diện. Người Nhật có thể bắt tay trước khi cúi đầu chào.


Phán đoán sự lĩnh hội của đối phương
Nếu bạn chú ý đến ngôn ngữ cơ thể ngay từ đầu trong cuộc đàm phán, bạn có thể nắm bắt được các dấu hiệu thể hiện đối tác lĩnh hội (sẵn sàng lắng nghe và đưa ra ý kiến) như thế nào.
Những người thể hiện là đang lĩnh hội trông sẽ thư giãn, với bàn tay mở, để lộ lòng bàn tay thể hiện sự sẵn sàng thảo luận. Họ nghiêng về phía trước dù họ đang đứng hay ngồi. Những nhà đàm phán lĩnh hội sẽ không cài khuy áo khoác ngoài. Đối lập lại, những người không sẵn sàng lắng nghe có thể dựa vào ghế hoặc khoanh tay trước ngực.



Quan sát sự thay đổi của đối phương
Quan sát đối phương đứng hoặc ngồi như thế nào là bước đầu tiên để đọc ngôn ngữ cơ thể – nhưng mọi người không phải đều “bất động” như thế này. Vị trí và cử chỉ của họ sẽ thay đổi cùng với thái độ và cảm xúc. Hãy chú ý đến sự thay đổi.



Khi ai đó chấp nhận ý kiến của bạn, bạn có thể chú ý đến những dấu hiệu: 
Ngẩng đầu
Hơi nheo mắt
Tháo kính mắt
Bóp nhẹ hai sống mũi
Nghiêng về phía trước, chân không vắt chéo, ngồi ở mép ghế
Biểu hiện bằng mắt
Đặt bàn tay lên ngực
Chống tay vào má hoặc cằm
Những dấu hiệu thể hiện sự chống đối
Đưa tay ra sau cổ
Cựa quậy, nhúc nhích không yên
Không có biểu hiện gì bằng mắt
Đặt tay sau lưng
Đặt một bàn tay che miệng
Nắm tay hoặc cổ tay
Khoanh tay trước ngực
Liếc mắt nhanh
Nắm bàn tay lại
Phát hiện sự nhàm chán
Nhìn ra ngoài cửa sổ, một tay chống vào đầu, bẻ ngón tay… là các dấu hiệu chứng tỏ người nghe không còn chú ý nữa.
Bạn sẽ làm gì nếu bạn để ý thấy đối phương thể hiện dấu hiệu của sự chán nản? Đừng bắt đầu nói to hơn và nhanh hơn. Thay vì đó hãy nói “Chờ một chút, tôi cảm thấy tôi không khiến mọi người chú ý lắm. Có chuyện gì vậy?” và hãy lắng nghe. Bạn có thể phát hiện ra điều gì thực sự giữ người này hoặc nhóm người này chấp chận ý kiến của mình.
Cảnh báo: 
Thiếu tự tin có thể dẫn tới căng thẳng. Nếu ngôn ngữ cơ thể của bạn thể hiện rằng bạn đang căng thẳng, đối phương của bạn có thể cho rằng bạn không đủ đảm bảo để duy trì vị trí đàm phán.
Đừng tin vào mọi điều bạn nhìn thấy. Dù bạn biết rõ về ngôn ngữ cơ thể đến đâu, cũng đừng mang chúng áp dụng cho từng người cụ thể, nhất là người mà bạn không biết rõ. Mỗi người có ngôn ngữ cơ thể riêng. Dù sự im lặng thường chỉ ra rằng ai đó đang bình tĩnh, nhưng cũng có thể khi đó họ đang giận dữ. Ngồi thẳng đứng có thể thể hiện sự cứng rắn, kiên quyết, nhưng cũng có thể vì người đó… đang bị đau lưng. Do đó, hãy tìm hiểu về ngôn ngữ cơ thể và liên hệ những quan sát của mình với lời nói của người đàm phán để biết được ý nghĩa thực sự đúng đắn.
(sinhviendaily.com)