Showing posts with label Vật lý 12. Show all posts
Showing posts with label Vật lý 12. Show all posts

Monday, February 18, 2013

Cách tính sai số và xử lí số liệu



MỘT SỐ BÀI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH MÔN VẬT LÍ THPT

Bài thực hành mở đầu

TÍNH SAI SỐ VÀ XỬ LÍ SỐ LIỆU

I. Mục đích
-         Rèn luyện kỹ năng tính giá trị trung bình và sai số của đại lượng vật lí được đo trực tiếp.
-         Vận dụng thành thạo các phương pháp tính sai số của đại lượng đo gián tiếp.
-         Từ bảng số liệu thực nghiệm, học sinh cần nắm vững phương pháp xử lí số liệu để tính giá trị trung bình và sai số của đại lượng đo gián tiếp.
-          Nắm vững và thành thạo quy tắc làm tròn số và viết kết quả đo đại lượng vật lí.

II. Cơ sở lí thuyết

2.1. Định nghĩa phép tính về sai số

Các khái niệm

a. Phép đo trực tiếp: Đo một đại lượng vật lí có nghĩa là so sánh nó với một đại lượng cùng loại mà ta chọn làm đơn vị

b. Phép đo gián tiếp: Trường hợp giá trị của đại lượng cần đo được tính từ giá trị của các phép đo trực tiếp khác thông qua biểu thức toán học, thì phép đo đó là phép đo gián tiếp 

Phân loại sai số 


Khi đo một đại lượng vật lí, dù đo trực tiếp hay gián tiếp, bao giờ ta cũng mắc phải sai số. Người ta chia thành hai loại sai số như sau:

a. Sai số hệ thống: 


Sai số hệ thống xuất hiện do sai sót của dụng cụ đo hoặc do phương pháp lí thuyết chưa hoàn chỉnh, chưa tính đến các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo. Sai số hệ thống thường làm cho kết quả đo lệch về một phía so với giá trị thực của đại lượng cần đo. Sai số hệ thống có thể loại trừ được bằng cách kiểm tra, điều chỉnh lại các dụng cụ đo, hoàn chỉnh phương pháp lí thuyết đo, hoặc đưa vào các số hiệu chỉnh.

b. Sai số ngẫu nhiên:


Sai số ngẫu nhiên sinh ra do nhiều nguyên nhân, ví dụ do hạn chế của giác quan người làm thí nghiệm, do sự thay đổi ngẫu nhiên không lường trước được của các yếu tố gây ảnh hưởng đến kết quả đo. Sai số ngẫu nhiên làm cho kết quả đo lệch về cả hai phía so với giá trị thực của đại lượng cần đo. Sai số ngẫu nhiên không thể loại trừ được. Trong phép đo cần phải đánh giá sai số ngẫu nhiên.

Xem trước
Download

Saturday, September 22, 2012

10 câu trắc nghiệp - Bạn biết gì về nguyên tử?

10 câu trắc nghiệp - Bạn biết gì về nguyên tử?

Ngày nay chúng ta biết rằng nguyên tử là viên gạch cấu trúc cơ bản của vật chất, nhưng kiến thức đó có được là nhờ hàng trăm năm suy đoán và nghiên cứu. Hãy trả lời 10 câu trắc nghiệm dưới đây xem bạn biết được bao nhiêu về cái cấu tạo nên chính bạn nhé!

1. Ai là người đầu tiên nghĩ ra khái niệm nguyên tử?

a) Democritus
b) John Dalton
c) Werner Heisenberg

2. Loại chất nào không thể bị phá vỡ bởi các phản ứng hóa học?

a) hợp chất
b) nguyên tố
c) phân tử

3. Mảnh nhỏ nhất của một hợp chất còn giữ được những tính chất của nó gọi là gì?

a) phân tử
b) neutron
c) electron

4. Hạt nhân của một nguyên tử cấu tạo gồm những gì?

a) proton và neutron
b) neutron và electron
c) proton, neutron và electron

5. Ai đã khám phá ra trọng lượng nguyên tử?

a) John Dalton
b) Dimitri Mendeleev
c) Amadeo Avogadro

6. Ai là người lập ra bảng tuần hoàn hóa học đầu tiên?

a) John Dalton
b) Dimitri Mendeleev
c) Louis de Broglie

7. Ngành vật lí nào nghiên cứu chuyển động của các hạt bởi những tính chất sóng của chúng ở cấp độ nguyên tử và dưới nguyên tử?
a) vật lí nguyên tử
b) cơ học lượng tử
c) vật lí hạt sơ cấp

8. Cần loại kính hiển vi nào để nhìn thấy một nguyên tử?

a) kính hiển vi ánh sáng
b) kính hiển quét chui hầm
c) không loại nào trong hai loại trên

9. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị đo khối lượng nguyên tử?

a) mole
b) amu
c) dalton

10. Nguyên lí bất định Heisenberg nói về cái gì?

a) số nguyên tử
b) trọng lượng nguyên tử
c) vị trí electron
---------
Đáp án:1a; 2b; 3a; 4a, 5c; 6b; 7b; 8b, 9a; 10c

Trích: thuvienvatly.com