Showing posts with label Tuyển sinh 2012. Show all posts
Showing posts with label Tuyển sinh 2012. Show all posts

Saturday, September 8, 2012

Học trò nhà nghèo đỗ cả Y lẫn Dược

Hoàn cảnh gia đình nghèo khó, éo le, nhưng Nguyễn Thị Hương – học sinh lớp 12A2 trường THPT Thạch Thất (Hà Nội) luôn cố gắng học tập tốt.


Đợt thi đại học vừa qua, bạn đỗ cả hai trường Đại học Y và Đại học Dược Hà Nội với số điểm cao.

“Cô giáo” làng

Căn nhà cấp bốn nhỏ bé của bốn bà cháu Hương nằm cuối con ngõ nhỏ lầy lội ở thôn Phúc Tiến (xã Bình Yên, Thạch Thất, Hà Nội).

Gần hai tháng nay, căn nhà này không ngớt tiếng cười vui vì Hương đỗ đại học, nhưng cũng không ít tiếng thở dài vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó, biết lấy tiền đâu để nuôi tiếp giấc mơ đại học của Hương.

Bố mẹ chia tay khi Hương và em trai còn nhỏ dại. Tay trắng, ba mẹ con về nhà bà ngoại - một vợ liệt sỹ thời chống Mỹ - nương tựa nhau, rau cháo qua ngày.

Mẹ Hương – bà Cấn Thị Lan - năm nay 48 tuổi, nặng chưa tới 40kg, da xanh xao, vàng vọt. Từ năm 1985 trở lại đây, đã ba lần, bà phải lên bàn mổ vì đau ruột thừa, dính ruột.

Ngoài hai sào ruộng gieo cấy và làm thuê, làm mướn ngày được ngày không cho mấy nhà làm đồ mộc trong làng, bà Lan chẳng làm được gì thêm.

Sửa nhà, mua sắm đồ đạc, thậm chí tiền học của các con, tiền ăn uống, thuốc thang nhiều khi cũng phải trông vào khoản hưởng trợ cấp cho chế độ vợ liệt sỹ của mẹ đẻ (mỗi tháng khoảng một triệu đồng).

Biết gia cảnh nghèo khó, Hương luôn phấn đấu học tập tốt. Hầu như năm nào em cũng là học sinh giỏi của trường.

Đặc biệt, em còn đạt nhiều giải trong những kỳ thi học sinh giỏi, trong đó, phải kể đến Giải nhì môn Hóa kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố năm lớp 12.

Cũng vì thành tích vươn lên trong học tập mà Hương được nhiều thầy cô giúp đỡ, trao học bổng vượt khó. Số tiền đó, Hương để dành giúp đỡ gia đình và nộp tiền học phí.

Trong số các bạn cùng trang lứa, Hương thấp bé nhất. Trong ảnh, Hương (thứ 7 từ trái qua) và các bạn trong đội tuyển học sinh giỏi của Trường THPT Thạch Thất (Hà Nội).
“Gia đình cháu Hương là hộ gia đình chính sách nghèo trong xã, thuộc diện rất khó khăn. Hương luôn học giỏi, chăm ngoan. Tôi thấy những khi mùa vụ, cứ tan học là cháu lại giúp mẹ cấy, gặt, tát nước”.

Không chỉ học tập tốt, Hương còn rất đảm việc nhà. Bà Lan kể, ngay từ năm học lớp ba, Hương đã đi tát nước cùng mẹ. “Cứ khoảng 30 gầu nước, lại nghỉ rồi mới tát tiếp được” – Bà Lan nói. Đợt thi tốt nghiệp vừa qua, đúng dịp mùa, Hương vừa ôn thi, vừa tranh thủ đi cấy giúp mẹ.

Cũng vì thành tích học tập đáng nể mà Hương được bạn bè trong lớp, ở xóm ngưỡng mộ. Ngay từ năm lớp chín, Hương đã dạy phụ đạo cho nhiều bạn bè cùng trang lứa.

Không có bảng, cô học trò nhỏ tận dụng bức tường nhà hàng xóm, cánh cửa, thành hòm thóc làm bảng để dạy bạn. Đến nay, khi Hương rời nhà đi học đại học, bức tường vẫn còn in những công thức toán học Hương từng dạy bạn bè.

“Đợt ôn thi đại học vừa rồi, nó cũng hướng dẫn ôn tập gần hai tháng cho đứa bạn, nhưng chỉ đỗ được cao đẳng thôi” – Bà Lan nói.

Đi thi, tối ngủ ở… trường thi

Ngày Hương đi thi đại học, bà Lan phải bán ruộng lạc và vay thêm khoảng 500 nghìn đồng. Số tiền này chia làm hai đợt cho Hương đi thi hai khối. Đi xe buýt lên Hà Nội, con vào thi, mẹ ngồi ngoài chờ. Bữa ăn, hai mẹ con chỉ dám mua hai suất cơm giá 15.000 đồng/ suất.

Đến tối, sợ tốn tiền, hai mẹ con ngủ ngay ngoài hành lang phòng thi. “Cũng may, bảo vệ người ta cho ngủ. Với lại, cũng có một số phụ huynh đi thi ngủ cùng nên không sợ gì cả” – Bà Lan nhớ lại.

Thi xong đại học, về nhà, Hương lại lao vào nghiệp gia sư. Có người trong làng thấy Hương học giỏi, thuê Hương phụ đạo cho con. Mỗi buổi như thế, Hương cũng kiếm được khoảng một trăm ngàn để tiết kiệm cho việc đi học sau này.

Nỗi vất vả của hai mẹ con đã không bị phụ lòng. Hương đỗ cả hai trường đại học danh tiếng mà như nhiều người từng nói nhất Y nhì Dược.

Hương đỗ Đại học Dược Hà Nội (Toán 7,5; Lý 9; Hóa 9,5) và Đại học Y Hà Nội (Toán 9, Hóa 9,75, Sinh 6,75). “Em chọn học trường Dược Hà Nội và đã nhập học từ cuối tháng tám” – Hương nói.

Hương nhập học, nỗi lo với gia đình đã nhiều lại càng thêm nặng. Không có tiền, bà Lan lại phải vay nóng ba triệu đồng cho con nhập trường.

Lên Hà Nội, chưa tìm được phòng trọ, Hương ở nhờ nhà người quen. Mỗi ngày, em phải đi bộ hai cây số để ra bến xe buýt.

Mẹ Hương bảo, sợ tốn kém, Hương còn mang cơm nắm đi ăn buổi trưa.“ Hôm trước được nghỉ ngày 2 - 9, Hương về nhà mà lại tranh thủ đi dạy gia sư để kiếm tiền” – Bà Lan nói, đôi mắt đỏ hoe vì thương con.

Theo Tiền phong

Friday, September 7, 2012

Nữ sinh hái dừa thuê đậu một lúc hai trường

Là con út trong gia đình 10 anh em, có nhiều người mang trọng bệnh, từ nhỏ, Lan Phương phải leo dừa thuê kiếm tiền ăn học, nay đậu hai trường đại học, một trường cao đẳng.


Gia đình nhiều trọng bệnh
Cha của Phương bị bệnh “viêm nang lông”, không làm được việc gì, mỗi tuần phải tốn tiền thuốc mấy trăm nghìn đồng.

Mẹ của bạn bị thoái hóa khớp, đau nhức kinh niên, không có thuốc là không chịu được. Hai anh trai, một người sụp xương hàm trên chưa có tiền ghép lại, một người bị viêm gan siêu vi, mỗi tháng tiền thuốc tốn hàng triệu đồng.


Gia đình thiếu thốn trong từng bữa ăn, để dành tiền lo thuốc men trị bệnh. Cuộc sống từ nhỏ của Phương đã muôn vàn khó khăn.

Hằng ngày, ngoài giờ đến trường, Phương đi làm thuê, ai thuê gì làm nấy.


Cuối năm, Lan Phương thường đội dưa hấu, một tấn được 100.000 đồng. Cách đây 5 năm, Lan Phương chọn được nghề bẻ dừa thuê.


Nhà cách trường 15 km, Phương phải ở trọ và toàn bộ tiền trọ học hàng tháng, tiền ăn, tiền sách vở, từ lớp 8 đến lớp 12, là tiền của nghề này.


Ngày thường đã làm, nhưng đặc biệt chiều thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ cũng như nghỉ hè, Phương thường phải leo dừa cật lực.


Leo bẻ dừa, cứ 10 trái được trả 10.000 – 20.000 đồng, tùy khi giá dừa thấp hay cao. Mỗi ngày, Phương bẻ được 50–100 trái.



Nữ sinh hái dừa thuê đậu 2 trường một đại học, cao đẳng

Không chỉ bẻ trái, còn làm vệ sinh cây dừa, tức là chặt bỏ hết những bẹ khô, buồng hỏng và dọn sạch xơ dừa cho cây thêm trĩu quả.
Phương cho biết, giữ an toàn khi leo đã khó nhưng lúc đem từng buồng dừa xuống còn khó hơn, sơ sẩy buồng dừa nặng kéo theo người ngã như chơi.
“Nhưng sợ nhất là ong đốt”, Lan Phương kể. “Ong hay làm tổ trên cây dừa, thường leo lên tới nơi mới biết. Năm lớp 11, sau khi bẻ dừa, em bị ong đốt mặt mày sưng húp, đi học không dám nhìn bạn bè. Thầy hiệu phó phát hiện được, gọi lên hỏi và động viên”.

“Nhiều lúc nhìn quầy dừa ở trên cao mười mấy mét là em rùng mình, ngán lắm nhưng cơm áo và tiền trọ học thúc bách không thể dừng”, Lan Phương tâm sự.


Tiền kiếm được, bạn tiêu pha dè sẻn, cố để dành mua thuốc cho cha mẹ. Cha mẹ Phương kể, mỗi lần cầm vỉ thuốc bằng mồ hôi nước mắt của con gái là lại khóc.


Cũng nhiều lần từ nơi trọ học về nhà, không có tiền mua thuốc, Lan Phương chỉ biết xoa dầu cho mẹ, nằm bên bóp chân mẹ cho máu chạy đều, bớt đau nhức.


Từ lớp 1 đến lớp 12, Lan Phương đều là học sinh giỏi. Năm học lớp 12 ở trường THPT Trần Đại Nghĩa (Tam Bình, Vĩnh Long), Lan Phương dự thi môn sinh, giải toán trên máy tính Casio đoạt giải 3, và được đi thi cấp quốc gia.


Thấm thoát năm học lớp 12 trôi qua, thi tốt nghiệp Phương được 52 điểm, trong niềm vui của cô thầy cũng như bạn bè.


Phương xin cha mẹ lên TP HCM thi đại học với mấy đồng tiền vay mượn, cha mẹ động viên con đi mà nước mắt lưng tròng, thương con thân gái xa nhà.


Trong thời gian chờ kết quả thi, Phương đi xin việc làm thêm để trả nợ. Phương đã đậu hai trường đại học là ĐH Khoa học Tự nhiên với 16,5 điểm, ĐH Nông Lâm với 21 điểm; ngoài ra còn đậu trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM với 23 điểm.


Lan Phương chọn ngành Khoa học môi trường của trường ĐH Tự nhiên TP.HCM. Con đường trước mắt đầy gập ghềnh, trắc trở với cô học trò nghèo hiếu học này.

Theo Tiền Phong

Friday, August 31, 2012

9 trường đại học có nhiều giảng viên nổi tiếng nhất thế giới

Harvard, Yale, Stanford… là những trường tên tuổi không thể vắng mặt trong danh sách này. Bên cạnh đó còn có ĐH Boston, Texas và American.

Không có gì phải ngạc nhiên khi American University, ngôi trường nằm ở thủ đô của nước Mỹ, có đội ngũ giảng viên là những nhân vật nổi tiếng trên chính trường. Trường này có Ralph Nader - ứng viên 5 cuộc chạy đua Tổng thống của Đảng Xanh, Joe Clark – Thủ tướng thứ 16 của Canada và Jackie Norris – cựu chánh văn phòng của bà Michelle Obama.



 
Thành phố Austin thường được xem là tâm điểm sang trọng của bang Texas, và ĐH Texas tất nhiên cũng góp phần vào sự ấn tượng đó bằng cách thu hút cho mình những giảng viên tên tuổi nhất.
Đối với những SV học ngành khoa học, họ sẽ được giảng dạy bởi Steven Weinberg – nhà vật lý từng đạt giải Nobel với công trình nghiên cứu về hạt cơ bản, Robert Metcalfe – GS Kỹ thuật điện (người phát minh ra Ethernet và thành lập nhà sản xuất điện 3Com), James K. Galbraith – nhà kinh tế nổi tiếng từng là giám đốc điều hành của Uỷ ban Kinh tế cổ phần của Quốc hội.
Về lĩnh vực nghệ thuật, trường này có Nancy Schiesari – người đã sản xuất ra những bộ phim tài liệu cho PBS.

ĐH Boston là một ngôi trường danh tiếng, nhưng là một trong số những viện đại học thuộc khu vực Boston, trường này có nguy cơ bị lu mờ bởi những đối thủ nặng kí như Harvard và MIT. Tuy nhiên, Boston đã trang bị cho mình một đội ngũ giảng viên ấn tượng để đánh bật các tên tuổi khác.
Ở khoa Viết sáng tạo, trường có Robert Pinsky – nhà thơ từng được đề cử giải Pulitzer. Ở Trường đào tạo Báo chí, Boston có cựu nhà báo của ABC Robert Zelnick – người từng đạt giải Emmy. Ngoài ra, Boston còn có những tên tuổi khác như nhà văn Elie Wiesel.

Yale cũng nằm trong danh sách những trường có đội ngũ giảng viên được quốc tế công nhận. Khoa Lịch sử có John Lewis Gaddis – nhà lịch sử học từng đạt giải Pulitzer nhờ viết tiểu sử cho chính khách George F. Kennan. Khoa Hóa học có Sidney Altman – nhà sinh học phân tử từng đạt giải Nobel Hóa học vào năm 1989. Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu hóa của Yale có giáo sư Emesto Zedillo – cựu Tổng thống Mexico.


Colorado tuyên bố có 2 giảng viên hàng đầu thế giới trong lĩnh vực Vật lý: Eric Allin Cornell và John Hall. Cả hai đều từng đạt giải Nobel.

Stanford được nhiều người xem là “Harvard của bờ biển phía Tây”, trong đó một trong số các giảng viên là cựu Bộ trưởng Ngoại giao Condoleeza Rice – giáo sư Kinh tế chính trị. Hiện tại, trường có 17 giảng viên từng đạt giải Nobel, 4 giảng viên đạt giải Pulitzer và nhiều giảng viên xuất sắc khác.


Không thể phủ nhận một điều rằng Harvard là một trong số những tên tuổi được biết đến nhiều nhất trên thế giới, vì thế một đội ngũ giảng viên ấn tượng cũng không phải là điều khó hiểu ở ngôi trường này. Trong số đó có nhà bình luận chính trị kiêm luật sư quốc phòng Alan Dershowitz – giảng viên môn Luật. Lawrence Lessig – nhà hoạt động chính trị và Henry Louis Gates – giám đốc Viện Văn hóa Châu Phi và Mỹ Phi W.E.B Du Bois cũng là 2 trong số những giảng viên có tiếng của trường này.



Được đánh giá là một trong những đại học công danh giá nhất nước Mỹ, Virginia có những giảng viên nổi tiếng ở các lĩnh vực như Viết sáng tạo, Khoa học y tế. Ở lĩnh vực văn học, trường có cả tiểu thuyết gia Ann Beattie và nhà thơ, người đạt giải Pultitzer Charles Wright. Ngoài ra, trường có Barry Marshall – người giành giải Nobel Y học vào năm 2005.

Penn từ lâu đã có tiếng là một ngôi trường tiệc tùng với các hoạt động thể thao, văn hóa sôi động, tuy nhiên các tiêu chuẩn học thuật của trường này cũng xuất sắc không kém. Đội ngũ giảng viên của Penn có nhà khí hậu học nổi tiếng Micael E. Mann và đôi khi Penn cũng là “nhà” của giáo sư thỉnh giảng Sir Roger Penrose. Bên cạnh danh hiệu Hiệp sĩ đã quá đủ ấn tượng, Sir Penrose còn từng giành giải Wolf Vật lý cùng Stephen Hawking vào năm 1988. Ngoài ra, ông còn nhận được huy chương Dirac vào năm 1989 và huy chương Copley năm 2008 nhờ những công trình nghiên cứu về vật lý toán học.
GDVN 
 Từ khóa: dai hoc danh tieng , dai hoc my , dai hoc anh , dai hoc phap , du hoc my , du hoc anh , du hoc phap , đại học , đại học danh giá , giảng viên giỏi , các trường đại học nổi tiếng , cơ hội du học mỹ , thông tin du học , xin visa du hoc my , xin visa du hoc anh , xin visa du học úc , xin visa du học pháp , visa du hoc nga , xin visa du hoc duc

Sunday, August 5, 2012

4 nữ thủ khoa học cùng một lớp


(Dân trí) - Cả 4 thủ khoa đều học chung một lớp, xuất thân từ gia đình nông dân và chính họ đều thừa nhận: Thủ khoa không tham gia luyện thi mà chỉ học kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.

Như đã đưa tin, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, lớp 12A6 chuyên Văn Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc có 8 học sinh đỗ thủ khoa, á khoa các trường. 4 thủ khoa ĐH là các em: Hai em Trần Thị Huyền và Nguyễn Thị Châu Loan cùng đỗ thủ khoa Trường ĐH KHXH & NV Hà Nội với số điểm 25,5; hai em Nguyễn Thị Hiền Anh và Phạm Thị Huyền Quyên cùng đạt 26 điểm, đỗ thủ khoa ĐH Luật Hà Nội. 

Cùng gặp 4 nữ thủ khoa học cùng lớp để tìm hiểu bí quyết học giỏi của các bạn ấy nhé.
Tuy ở hai huyện khác nhau của Vĩnh Phúc nhưng từ khi thi đỗ vào lớp chuyên Văn của Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc, hai bạn Trần Thị Huyền và Nguyễn Thị Châu Loan đã trở nên thân thiết.
Huyền tâm sự: “Em và Loan có nhiều điểm giống nhau: Đều sinh vào tháng 7 năm 1994, cùng đỗ vào trường chuyên với điểm bằng nhau, cùng là học sinh giỏi tỉnh môn Văn, cùng thi vào ngành Đông Phương học và đều đỗ thủ khoa ĐH KHXH & NV Hà Nội với số điểm 25,5...”.
Trần Thị Huyền.
Trần Thị Huyền.
 
Suốt 12 năm liền, Loan và Huyền đều là học sinh Giỏi, cả hai đều đạt giải Ba học sinh giỏi cấp tỉnh. Riêng Trần Thị Huyền năm lớp 11 em còn đạt Huy chương Bạc cuộc thi “Trại Hè Hùng Vương” dành cho học sinh các tỉnh miền Bắc.
 
Nguyễn Thị Châu Loan.
Nguyễn Thị Châu Loan.
Hai bạn gái này còn có sở thích chung là thích đi du lịch và xem bóng đá.
Đôi bạn Huyền và Loan.
Đôi bạn Huyền (áo kẻ) và Loan.
Cùng  yêu thích môn Văn, Huyền và Loan đều có chung một ao ước tìm hiểu sâu về văn hóa Phương Đông nên cả hai chọn thi ngành này của Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội. Vì có mong muốn đó nên đôi bạn thân luôn cố gắng rèn luyện Ngoại Ngữ và đọc nhiều sách nói về văn hóa Phương Đông.
Chia sẻ về những bí quyết học giỏi khối C, đôi bạn thân Huyền và Châu Loan cùng chung một quan điểm: Học khối C mà học thuộc là một sai lầm vì học khối C phải biết tư duy và xâu chuỗi các sự kiện. Từ đó rút ra những đánh giá chung về mối liên hệ các sự kiện đó. Đặc biệt học khối C là phải siêng năng rèn luyện viết và đọc nhiều. Trải qua nhiều kỳ thi, cả hai thủ khoa rút kinh nghiệm nếu không đọc nhiều sẽ bí sử dụng từ khi viết. Không rèn luyện diễn đạt thì khi viết sẽ rất lủng củng, sai nhiều về mặt ngữ pháp.
Ngoài nền tảng chung đó thì trong mỗi đề thi cần phải gạch ý trước khi làm bài để tránh nhầm lẫn. Câu nào dễ nên làm trước. Đặc biệt không để trống bất cứ câu hỏi nào.
Còn với hai cô bạn Nguyễn Thị Hiền Anh và Phạm Thị Huyền Quyênthì đều thi vào ngành Luật Kinh tế - ĐH Luật Hà Nội và đều đỗ thủ khoa với 26 điểm. Gia đình đông con đang tuổi ăn tuổi học chính vì thế cuộc sống khá vất vả.
 
Huyền Quyên.
Huyền Quyên.
 
Ngoài việc học, hai em còn phải đỡ nhiều việc cho gia đình. Thế nhưng bảng thành tích của hai tân thủ khoa ĐH Luật thật đáng ngưỡng mộ: 12 năm liền là học sinh khá giỏi; lớp 9 cả Huyền Quyên và Hiền Anh đều đạt giải 3 học sinh giỏi tỉnh; giải Ba HS giỏi Văn cấp tỉnh lớp 11.
 
Hiền Anh.
Hiền Anh.
Cùng thi ĐH Luật, Hiền Anh và Huyền Quyên mong muốn sau này trở thành luật sư giỏi. Hiền Anh tâm sự:  “Em có niềm yêu thích đối với nghề Luật sư từ khi học cấp 2 dù chưa hiểu rõ về luật nhiều. Những hiểu biết về luật của em chủ yếu do bố em truyền đạt từ kinh nghiệm thực tế của bố. Em thích em làm Luật sư kinh tế. Em nghĩ tố chất của một luật sư là phải tự tin, có khả năng thuyết phục mọi người. Làm Luật sư không chỉ để bảo vệ cho công lí, lẽ phải mà còn phải làm sao để cho điều trái không xảy ra”.
Bài: Tuấn Đức
Ảnh: Nhân vật cung cấp

Friday, July 27, 2012

ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH QG TPHCM): Điểm chuẩn sẽ tăng

(KĐH) - ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH QG TP.HCM) đã chính thức công bố điểm thi năm 2012. Mặt bằng điểm thi của trường năm nay khá cao, điểm chuẩn dự kiến sẽ tăng nhẹ.

Thủ khoa toàn trường là thí sinh Trần Thị Trúc Quỳnh (SBD 10399), học sinh Trường THPT chuyên Bến Tre dự thi khối B đạt 29 điểm (Toán 9,25 điểm; Sinh 10 điểm và Hóa 9,5 điểm).


Ngoài ra, thủ khoa khối A là thí sinh Vũ Thành Huy (SBD 5406) là học sinh trường Phổ thông Năng khiếu đạt 27,5 điểm.

Thủ khoa khối A1 cũng là một học sinh của Phổ thông Năng khiếu đạt 27,5 điểm là thí sinh Nguyễn Thanh Nguyên (SBD 8112).

Toàn trường có 14439 thí sinh dự thi. Trong đó số thí sinh điểm tổng trên điểm sàn 2011 là 9.239/14.000 thí sinh. Cụ thể khối A có 5.907 thí sinh; khối A1 có 7.74 thí sinh; khối B có 7.319 thí sinh.

Năm nay, Trường sẽ tuyển 3.500 chỉ tiêu; trong đó, 2.800 chỉ tiêu cho các ngành đào tạo Đại học, 700 chỉ tiêu cho hệ Cao đẳng ngành Công nghệ Thông tin. Dựa trên mặt bằng chung điểm thi vào trường năm nay khá tốt, nên điểm chuẩn vào các ngành cũng sẽ được điều chỉnh tăng nhẹ so với năm ngoái.

Trích: FORUM - Theo: GDVN

Điểm chuẩn ĐH Kinh tế - Luật ĐHQG TPHCM sẽ tăng


(KĐH) - Cuối ngày 26 - 7, Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TPHCM) cũng công bố điểm. Nhìn chung điểm thi vào trường năm nay khá cao nên điểm chuẩn sẽ tăng hơn so với năm trước.

Thủ khoa năm nay là TS Nguyễn Ngọc Lương (SBD: 4276) thi khối A vào ngành Kinh tế đối ngoại đạt 28 điểm (môn Toán 9,75 điểm, môn Lý 8,5 điểm và Hóa 9,5 điểm). Á khoa là thí sinh Trần Hoàng Hinh (SBD: 8736) và Bùi Kim Ngân (SBD: 9520) cùng đạt 27 điểm.


Ngành Kinh tế học có 222 TS đạt 17 điểm trong khi chỉ tiêu năm nay là 200. Chỉ tiêu vào ngành Kinh tế đối ngoại là 225 thì thống kê có 310 TS đạt từ 20,5 điểm trở lên;

Ngành Quản trị kinh doanh nếu lấy 17 điểm thì có 480 TS đạt được trong khi đó chỉ tiêu cần tuyển là 225.

Chỉ tiêu là 100 nhưng ngành Kinh doanh quốc tế nếu lấy 17 điểm thì có 218 TS đạt được.

Ngành Tài chính ngân hàng chỉ tiêu là 225 nhưng nếu lấy 18 điểm có đến 518 TS.

Toàn trường có 8.938 thí sinh dự thi, sẽ có 5.842 thí sinh vượt qua điểm sàn của năm 2011. Trong đó có 1.393 thí sinh đạt tổng điểm 3 môn trên 20 điểm. Nếu tính điểm tổng 3 môn từ 19 điểm thì sẽ có 1.920 thí sinh đủ tiêu chuẩn. Trong khi đó, tổng chỉ tiêu vào trường năm nay là 1.700 sinh viên. Do đó chắc chắn điểm chuẩn một số ngành của trường sẽ có tăng hơn năm ngoái từ 1 đến 2 điểm.

Trích: FORUM - Theo GDVN

ĐH Sài Gòn: 11.006 thí sinh vượt 13 điểm


(KĐH) - Trường ĐH Sài Gòn vừa công bố điểm thi ĐH 2012. Trường tuyển sinh 5.300 chỉ tiêu, có 11.006 thí sinh vượt qua 13 điểm.

Thủ khoa toàn trường là thí sinh khối N đạt 25,5 điểm là Nguyễn Thị Thu Hà đăng ký ngành Sư phạm Âm nhạc trong đó Văn: 7,5; Năng khiếu 1: 9; Năng khiếu 2: 9.

Thủ khoa khối C là bạn Nguyễn Thị Thanh Thảo đạt 25 điểm đăng ký ngành Việt Nam học trong đó Văn: 8; Sử: 8; Địa: 9. Thanh Thảo là học sinh trường THPT Đức Trọng (Lâm Đồng).

Thủ khoa khối D1 đạt 24 điểm Hà Thị Thuận đến từ trường THPT THPT Nguyễn Công Trứ (Gò Vấp, TP. HCM).

 
Ảnh minh họa


Thủ khoa khối A1 đạt 24 điểm là bạn Đỗ Lê Như Quỳnh đến từ trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Quy Nhơn), Toán: 9; Lý: 5,5; Anh: 9,5.

Ngành Tài chính - Ngân hàng lấy 370 chỉ tiêu. Trong số hơn 7200 thí sinh đăng ký vào ngành, có 313 thí sinh đạt từ 18 điểm trở lên (chưa tính điểm ưu tiên).

Ngành Quản trị kinh doanh lấy 370 chỉ tiêu. Trong số hơn 7223 thí sinh đăng ký ngành này, có 331 thí sinh đạt từ 17 điểm trở lên (chưa tính điểm ưu tiên)

Ngành Giáo dục Tiểu học lấy 210 chỉ tiêu. Trong số hơn 5300 thí sinh đăng ký, có 201 thí sinh đạt từ 15,5 điểm trở lên (chưa tính điểm ưu tiên).

Ngành kế toán lấy 350 chỉ tiêu. Trong số hơn 4600 thí sinh đăng ký vào ngành này, có 334 thí sinh đạt từ 16,5 điểm trở lên.

Hơn 43.022 thí sinh dự thi vào trường ĐH Sài Gòn. Trong đó có 11.006 thí sinh có điểm tổng 3 môn từ 13 điểm trở lên. Chỉ tiêu của toàn trường là 5.300 thí sinh. Do vậy điểm chuẩn vào các ngành có thể sẽ cao hơn điểm sàn.

133 trường đã có điểm: ĐH Sư phạm Hà Nội có 495 điểm 0

(KĐH) - Bốn trường mới nhất công bố điểm là ĐH Công nghiệp Hà Nội, HV Ngoại giao, CĐ Y tế Thái Bình, ĐH Sư phạm Hà Nội.

ĐH Sư phạm Hà Nội đã công bố điểm thi đại học 2012. Đào Quốc Hưng, 26 điểm (cụ thể là 7, 9.5 và 9.3) là thí sinh cao điểm nhất trường (Điểm khối N được tính nhân đôi 1 môn thành 35.5 điểm). Á khoa khối N là thí sinh Nguyễn Thị Trà My đạt tổng điểm 33.5.


Toàn trường có 11.778 thí sinh dự thi, trong đó có 6016 thí sinh đạt tổng 13 điểm 3 môn. Và trường có 495 điểm 0, có 26 điểm 10.


ĐH Sư phạm Hà Nội tuyển sinh 3.000 chỉ tiêu, trong đó dành 500 chỉ tiêu cho đào tạo theo địa chỉ, trường bổ sung thi khối A1.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng đã công bố điểm thi đại học. Hai thí sinh cao điểm nhất là Lương Thị Minh Khuê (Khối D1, SBD 5758) và Đỗ Hà Như (D1, SBD 6454) cùng đạt 26 điểm.

Năm 2012, có 5.023 thí sinh dự thi vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Kết quả cho thấy có 1.463 thí sinh có tổng điểm dưới điểm sàn khối D năm 2011 (dưới 13 điểm).

Năm nay, trường tuyển sinh 1.550 chỉ tiêu. Theo lãnh đạo của Học viện cho biết, điểm chuẩn năm nay của từng ngành Báo chí sẽ “nhích” hơn so với năm ngoái.




Trước đó, ĐH Hà Nội cũng đã công bố điểm thi. Thủ khoa là thí sinh Nguyễn Thị Phương (SBD: 1980). Trong đó môn Văn và môn Sử đều đạt 7,5; môn Địa được 8,25 điểm.


Trong 3.120 thí sinh dự thi vào trường có 2.431 thí sinh thi khối C. Có 1770 thí sinh có tổng điểm thấp hơn 14 điểm (năm 2011). Môn Lịch sử có 2.219 bài thi dưới 5 điểm: trong đó có có 147 điểm 0 và 1.672 điểm dưới 3.


Môn lịch sử cao nhất là thí sinh Đặng Quang Gia (2980) được 9 điểm. Môn văn có 1 điểm 0, môn Địa lí có 3 điểm 0. Cá biệt trong trường hợp này có thí sinh bị hai điểm 0 môn Văn và Địa là Nguyễn Phú Khánh, môn Sử đươc 0,5 điểm.


Khối D có 689 thí sinh dự thi nhưng chỉ có 187 thí sinh có tổng điểm trên 13. Môn Toán của trường có 30 thí sinh bị điểm 0. Như vậy toàn trường có 181 điểm 0 các môn.

Trích: FORUM

Tuesday, July 17, 2012

Thủ khoa ĐH Dân lập Hải Phòng 2012 đạt 26 điểm

(KĐH) - ĐH Dân lập Hải Phòng là trường đầu tiên trong cả nước công bố điểm thi đại học.

Ảnh minh họa
ĐH Dân lập Hải Phòng là trường đầu tiên trên cả nước mới công bố điểm thi đầu vào năm 2012. Thí sinh Nguyễn Thành Trung (SBD 130) dự thi khối B đã đã trở thành Thủ khoa của trường với 26 điểm (Sinh 7,5; Toán 10; Hóa 8,5). Nếu tính cả điểm ưu tiên (KV 2), Nguyễn Thành Trung được tổng là 26,5 điểm.

Xếp kế sau là Á khoa Nguyễn Thị Ngọc Oanh (SBD 39) đạt 21 điểm (5,5 - 7,5 - 8,0). Tính cả điểm ưu tiên, Nguyễn Thị Ngọc Oanh được 21,5 điểm.

Thí sinh xếp thứ ba là Lưu Minh Thảo Anh (SBD 5) dự thi khối D1 với 20,5 điểm (6,0 - 6,5 - 8,0).

Năm nay, Trường ĐH dân lập Hải Phòng tuyển sinh các khối A, A1, B, C, D1. Trên danh sách top 100 của ĐH Dân lập Hải Phòng cho thấy, có khá nhiều thí sinh chưa đạt 15 điểm, do đó điểm chuẩn khó có thể cao hơn năm trước.

(GDVN)

Monday, July 9, 2012

Văn hóa thần tượng vào đề thi


TT - Đề thi đại học môn văn khối C và D năm nay được giới chuyên môn đánh giá hay hơn năm trước. Đặc biệt là câu nghị luận xã hội đều là những câu hỏi thú vị, đề cập đến vấn đề đang “nóng” trong giới trẻ.


Thí sinh trước giờ làm bài thi môn ngữ văn khối D tại hội đồng thi Trường THCS Hà Huy Tập, Q.Bình Thạnh (TP.HCM) của Trường ĐH Tài chính - marketing - Ảnh: Thuận Thắng
Theo cô Cao Thị Đan Thanh - nguyên tổ trưởng tổ văn Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (TP.HCM), đề văn khối D năm nay có nhiều đổi mới sáng tạo, khối lượng kiến thức của lớp 11 và 12 ngang nhau. Nếu thí sinh không ôn chương trình lớp 11 sẽ rất khó đạt được điểm trên trung bình. Câu 3a về nghị luận văn học năm nay cũng rất sáng tạo chứ không rập khuôn theo kiểu cũ.
Trong khi đó, câu hỏi được các thí sinh và giáo viên chờ đợi nhất vẫn là câu nghị luận xã hội. Cô Phùng Thị Thanh Lài - giáo viên Trường phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho biết: “Câu 2 đề văn khối D năm nay đã “chạm” đến căn bệnh thần tượng đang phổ biến trong giới trẻ ngày nay. Vấn đề này đối với học sinh ở các thành phố thì không mới bởi báo chí cũng nói nhiều. Tuy nhiên, nó vẫn là hồi chuông báo động thí sinh hãy xem lại hành động, suy nghĩ của mình và nếu thấy có hướng tiêu cực thì phải điều chỉnh ngay”.
Bởi “sự thiên lệch trong việc chỉ chọn thần tượng trong thế giới giải trí là một xu thế chung của giới trẻ hiện nay. Thay vào việc chọn một thần tượng có lý tưởng sống, học tập, làm việc, nhiều bạn trẻ đang chạy theo mốt quần áo, mốt tóc, phong cách sành điệu của những nhân vật trong giới nghệ sĩ, thiếu sự quan tâm đến những người thân, những người trong cộng đồng sống, buông mình theo lối sống không lành mạnh... Một đề văn để thi tuyển sinh nhưng cũng là điều để nhiều người, trong đó có các thí sinh suy ngẫm”- cô giáo Nguyễn Kim Anh, giáo viên Trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội, chia sẻ.
Đối với câu hỏi nghị luận “Kẻ cơ hội thì nôn nóng có thành tích, còn người chân chính thì kiên nhẫn để có thành tựu” (đề khối C), cô Ngô Lan Anh, giáo viên Trường THPT Trần Phú, Hà Nội, cho rằng: “Đề thi yêu cầu rất cao ở sự lập luận sắc sảo của thí sinh, phù hợp với một đề thi cho khối C”. Trong câu này, thí sinh phải phân tích được “thành tích” có được từ sự nôn nóng, cơ hội thì chỉ là mục tiêu ngắn, trước mắt, đôi khi không thực chất. Còn thành tựu có được từ sự nỗ lực, kiên nhẫn là kết quả của cả một quá trình. Từ đây, thí sinh có thể liên tưởng đến việc vượt qua kỳ thi chỉ là một bước trong hành trình học tập, ở đó các em cần sự kiên nhẫn, nỗ lực không ngừng - cô Lan Anh phân tích.
Mặc dù vậy, một giáo viên Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai lại cho rằng: vấn đề thần tượng hay và thời sự thật nhưng không gần gũi với học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo. Có thể các em sẽ làm được nhưng chắc sẽ không hào hứng bằng học sinh thành thị. Cùng quan điểm, cô Hoàng Thị Thu Hiền - Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) - đề xuất: “Phần nghị luận xã hội nên có hai câu cho thí sinh chọn lựa. Như năm nay, câu về thần tượng sẽ rất có ý nghĩa với học sinh ở các thành phố lớn, nhưng với học sinh nông thôn thì chưa chắc”.
Riêng với thí sinh, nhiều bạn sau khi ra khỏi phòng thi tỏ ra hào hứng với đề nghị luận xã hội của môn văn. Thí sinh Nguyễn Trương Bình Nguyên - dự thi vào Trường ĐH Tài chính marketing - chia sẻ: “Câu nghị luận xã hội đã được báo chí nói đến rất nhiều trong thời gian gần đây. Một số fan chầu chực ngoài nắng, ngất xỉu khi đứng chờ hay xem ca sĩ thần tượng của mình biểu diễn. Trên mạng còn có bạn mắng ba mẹ mình vì không cho đi xem thần tượng biểu diễn. Em chỉ thích xem đá banh, cũng có thích một số cầu thủ vì họ đá hay thôi chứ không thần tượng họ như thế”.
Trong khi đó, thí sinh Nguyễn Thị Phương Thảo (dự thi vào ĐH Hoa Sen) cho rằng đề văn đưa ra một vấn đề “hot”. Thảo cho biết bạn hoàn thành bài thi khi thời gian làm bài vẫn còn khoảng 20 phút và “đọc đề xong rất an tâm và hào hứng làm bài”. Phương Thảo nói: “Tôi đã đưa ra khá nhiều dẫn chứng như đổ xô chạy theo thần tượng trong chương trình nhạc hội Soundfest với sự tham gia của nhóm nhạc Big Bang (Hàn Quốc) vừa diễn ra cách đây không lâu. Nhiều bạn thì bắt chước cách ăn mặc, đầu tóc của thần tượng trong khi nó hoàn toàn không phù hợp với văn hóa chúng ta. Trong bài làm, tôi cho rằng có thần tượng là để học hỏi cái hay cái tốt của họ, cách họ đi lên và thành công, chứ không phải mù quáng chạy theo và cuồng nhiệt quá mức. Đến lúc đó rồi thì không còn văn hóa nữa”.
“Chạm” đến ý là có điểm
Trước băn khoăn về việc chấm thi thế nào với những câu hỏi mở, một lãnh đạo Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT cho biết trong hướng dẫn chấm thi cũng đặt ra nhiều tình huống, trong đó tình huống thí sinh bày tỏ quan điểm phản biện, nếu thuyết phục vẫn có điểm. Vì thế không lo ngại việc phải “gò” theo một khuôn mẫu thì mới có điểm. Câu hỏi mở là để thí sinh thoải mái bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình.
Năm nay, tuy ở cả đề khối C và D, đề tài “thần tượng” và “kẻ cơ hội” có thể sẽ không xảy ra những tình huống suy nghĩ của thí sinh quá trái ngược, nhưng vì là câu hỏi mở nên hướng dẫn chấm cũng sẽ không bó buộc. “Thí sinh chạm được đến những ý trong hướng dẫn chấm thì có thể có điểm, nhưng mức điểm thế nào tùy thuộc cách diễn đạt, thể hiện suy nghĩ của thí sinh” - một giáo viên từng là giám khảo chấm thi đại học của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhận xét về hướng chấm câu hỏi mở.
Cũng theo Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, “điểm sáng tạo có thể chấm cho những bài thi có tư duy độc đáo, lập luận sắc sảo”.
VĨNH HÀ
Tranh cãi “nảy lửa” về đề văn
Sau giờ thi, nhiều sĩ tử tranh thủ cập nhật bình luận về đề văn nghị luận khối D trên các diễn đàn, Facebook và blog, “châm lửa” tranh luận trong cộng đồng mạng. Đa số cho rằng với cách ra đề như năm nay, Bộ GD-ĐT đã bắt kịp nhịp sống của giới trẻ, tạo điều kiện cho sĩ tử thể hiện quan điểm cá nhân. Ngược lại, một bộ phận khác nhận xét đề văn “thiên vị cho giới trẻ thành phố” bởi văn hóa thần tượng khá xa lạ với các sĩ tử nông thôn, đặc biệt là thí sinh từ các vùng sâu, vùng xa vốn không có nhiều điều kiện tiếp xúc với các sản phẩm truyền thông. “Nhiều học sinh ở quê không có báo để đọc, không có tivi để xem, mấy em chỉ có vài quyển sách để học đợi đến ngày thi. Đề ra như vậy có khó quá không?” - bạn nữ có biệt danh Phucmilan Nguyen đặt câu hỏi.
Trong khi đó, trên trang Facebook cá nhân, một số bạn trẻ đã “nhảy dựng” lên khi cho rằng đề văn đụng chạm đến mình. “Chả khác gì chửi xéo SuJu, Big Bang, TVXQ, T-ara... và fan” - một người hâm mộ K-pop đăng bài viết trên Facebook. Bài viết trên nhanh chóng được trích dẫn trên các diễn đàn mạng, trở thành đề tài tranh cãi sôi nổi, hâm nóng lại đề tài “fan cuồng” được báo chí đề cập trước đây.
HẢI THI - NGỌC HÀ
Trước băn khoăn về việc chấm thi thế nào với những câu hỏi mở, một lãnh đạo Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT cho biết trong hướng dẫn chấm thi cũng đặt ra nhiều tình huống, trong đó tình huống thí sinh bày tỏ quan điểm phản biện, nếu thuyết phục vẫn có điểm. Vì thế không lo ngại việc phải “gò” theo một khuôn mẫu thì mới có điểm. Câu hỏi mở là để thí sinh thoải mái bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình.
Năm nay, tuy ở cả đề khối C và D, đề tài “thần tượng” và “kẻ cơ hội” có thể sẽ không xảy ra những tình huống suy nghĩ của thí sinh quá trái ngược, nhưng vì là câu hỏi mở nên hướng dẫn chấm cũng sẽ không bó buộc. “Thí sinh chạm được đến những ý trong hướng dẫn chấm thì có thể có điểm, nhưng mức điểm thế nào tùy thuộc cách diễn đạt, thể hiện suy nghĩ của thí sinh” - một giáo viên từng là giám khảo chấm thi đại học của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhận xét về hướng chấm câu hỏi mở.
Cũng theo Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, “điểm sáng tạo có thể chấm cho những bài thi có tư duy độc đáo, lập luận sắc sảo”.
VĨNH HÀ
Sau giờ thi, nhiều sĩ tử tranh thủ cập nhật bình luận về đề văn nghị luận khối D trên các diễn đàn, Facebook và blog, “châm lửa” tranh luận trong cộng đồng mạng. Đa số cho rằng với cách ra đề như năm nay, Bộ GD-ĐT đã bắt kịp nhịp sống của giới trẻ, tạo điều kiện cho sĩ tử thể hiện quan điểm cá nhân. Ngược lại, một bộ phận khác nhận xét đề văn “thiên vị cho giới trẻ thành phố” bởi văn hóa thần tượng khá xa lạ với các sĩ tử nông thôn, đặc biệt là thí sinh từ các vùng sâu, vùng xa vốn không có nhiều điều kiện tiếp xúc với các sản phẩm truyền thông. “Nhiều học sinh ở quê không có báo để đọc, không có tivi để xem, mấy em chỉ có vài quyển sách để học đợi đến ngày thi. Đề ra như vậy có khó quá không?” - bạn nữ có biệt danh Phucmilan Nguyen đặt câu hỏi.
Trong khi đó, trên trang Facebook cá nhân, một số bạn trẻ đã “nhảy dựng” lên khi cho rằng đề văn đụng chạm đến mình. “Chả khác gì chửi xéo SuJu, Big Bang, TVXQ, T-ara... và fan” - một người hâm mộ K-pop đăng bài viết trên Facebook. Bài viết trên nhanh chóng được trích dẫn trên các diễn đàn mạng, trở thành đề tài tranh cãi sôi nổi, hâm nóng lại đề tài “fan cuồng” được báo chí đề cập trước đây.
HẢI THI - NGỌC HÀ
Theo thầy Nguyễn Quang Minh - tổ trưởng tổ sinh Trường THPT Nguyễn Công Trứ, TP.HCM, đề sinh năm nay tương đối dễ hơn năm ngoái. Cấu trúc đề thi bám sát chương trình lớp 12. Tuy vậy, đề thi vẫn có những câu phân loại thí sinh. Về lý thuyết, không những thí sinh phải thuộc bài mà phải hiểu bài, biết tư duy mới trả lời chính xác được. Riêng phần bài tập có nhiều câu đòi hỏi thí sinh phải có kỹ năng tính toán nhanh nhạy, kỹ năng làm bài tập nhuần nhuyễn mới làm đủ thời gian vì nhiều câu lắt léo, lòng vòng. Mới nhìn vào đề thi năm nay nhiều thí sinh sẽ ngỡ đề dễ, nhưng nếu không cẩn thận rất dễ mất điểm vì nhầm lẫn.
Tóm lại, với đề thi này phổ điểm sẽ là 5, 6 (chiếm gần 60%), khoảng 18% điểm 7, 8... Học sinh giỏi có thể đạt 8, 9 điểm nhưng để đạt điểm 10 sẽ không dễ dàng.
ThS Phan Thiện Danh - khoa toán Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - đánh giá độ khó đề thi toán khối B tương đương đề toán khối A. Mặc dù vậy, tính phân loại của đề thi không cao. So với đề năm 2011 thì đề năm nay dễ hơn. Tuy nhiên, trong đề thi có một số câu mà thí sinh chương trình chuẩn sẽ gặp khó khăn.
Chẳng hạn câu lượng giác, thí sinh chương trình chuẩn sẽ khó làm được câu này. Trong khi đó, câu về elip lại đánh lừa thí sinh. Để làm được câu này, thí sinh phải dùng kiến thức hình học lớp 9 để giải ra các dữ kiện, sau đó mới sử dụng kiến thức về elip để làm tiếp. Phần xác suất cũng là một phần rất khó mà có thể nhiều thí sinh sẽ khó làm được.
Với đề thi này, thí sinh trung bình khá có thể lấy 5 điểm ở các câu hàm số, tích phân, số phức, phương pháp tọa độ trong không gian. Thí sinh khá giỏi có thể lấy điểm 8. Với đề thi này, điểm chuẩn các trường tốp giữa có thể sẽ tăng. Đối với đề toán khối D, TS Nguyễn Phú Vinh - Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM - cho biết đề thi toán khối D khá dễ so với đề khối B. Ngoài câu 7a phải tính toán tương đối nhiều và dễ sót nghiệm, các câu còn lại không khó. Ngay cả câu khó nhất đề là câu 6 cũng dễ hơn đề khối B. Với đề thi này, học sinh trung bình khá có thể lấy được 5, 6 điểm dễ dàng, điểm 10 sẽ nhiều.
TS Nguyễn Đức Hòa - trưởng bộ môn sử Trường ĐH Sài Gòn - đánh giá đề thi khá hay và có phần “gài” thí sinh. Các câu 1, 3 đòi hỏi thí sinh phải nắm vững bài học, trình bày bằng cách xâu chuỗi sự kiện và các tác động của sự kiện đó. Riêng câu số 2 là một câu “gài” để phân loại thí sinh. Phần đầu câu hỏi không khó nhưng thí sinh nếu không biết khái quát lịch sử sẽ dễ viết lan man, không đi vào trọng tâm. Trong khi đó, phần hai câu hỏi nếu thí sinh không vững sẽ sa đà vào chiến dịch Điện Biên Phủ. Phần này thí sinh phải khái quát cả chiến dịch đông xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ.
M.G. ghi

Thursday, July 5, 2012

Wednesday, July 4, 2012

[ Hot ] Đáp án đề thi tuyển sinh đại học môn Lý khối A năm 2012

Đáp án đề thi môn LÝ khối A năm 2012 mã đề 196, 371, 527, 683, 749, 985 của các thầy cô giáo bộ môn ly và đáp án đề thi VẬT LÝ khối A năm 2012 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo:


+ Mã Đề 196:
1.C - 2.B -3.C - 4.C - 5.B - 6.B - 7.A - 8.A - 9.A - 10.D
11.B - 12.A - 13.B - 14.A - 15.C - 16.A - 17.C - 18.D - 19.A - 20.B
21.C - 22.D - 23.B - 24.D - 25.B - 26.D - 27.A - 28.C - 29.A - 30.D
31.A - 32.B - 33.A - 34.B - 35.B - 36.B - 37.A - 38.C - 39.A -40.D
41.D - 42.D - 43.D - 44.C - 45.C - 46.C - 47.B - 48.B - 49.D - 50.C
51.A - 52.D - 53.B - 54.B - 55.B - 56.D - 57.D - 58.C - 59.A - 60.A


+ Mã Đề 371:
1.D - 2.D -3.C - 4.B - 5.A - 6.C - 7.D - 8.D - 9.C - 10.D
11.C - 12.B - 13.A - 14.A - 15.C - 16.D - 17.C - 18.B - 19.C - 20.A
21.B - 22.A - 23.D - 24.C - 25.D - 26.A - 27.B - 28.C - 29.B - 30.A
31.A - 32.D - 33.B - 34.C - 35.D - 36.C - 37.C - 38.C - 39.A -40.D
41.B - 42.C - 43.C - 44.C - 45.B - 46.D - 47.C - 48.B - 49.B - 50.A
51.B - 52.C - 53.D - 54.D - 55.C - 56.A - 57.D - 58.A - 59.A - 60.B
+ Mã Đề 683:
1.B - 2.D -3.B - 4.B - 5.C - 6.B - 7.B - 8.D - 9.C - 10.C
11.A - 12.B - 13.B - 14.C - 15.A - 16.A - 17.B - 18.D - 19.D - 20.D
21.A - 22.B - 23.A - 24.A - 25.C - 26.A - 27.B - 28.C - 29.C - 30.B
31.B - 32.A - 33.A - 34.B - 35.B - 36.A - 37.D - 38.D - 39.D -40.C
41.B - 42.B - 43.B - 44.C - 45.A - 46.D - 47.C - 48.B - 49.B - 50.B
51.A - 52.C - 53.B - 54.D - 55.D - 56.C - 57.D - 58.A - 59.B - 60.C


+ Mã Đề 749:
1.C - 2.A -3.B - 4.D - 5.B - 6.A - 7.D - 8.C - 9.B - 10.B
11.C - 12.B - 13.D - 14.C - 15.B - 16.D - 17.D - 18.B - 19.D - 20.D
21.B - 22.A - 23.D - 24.A - 25.A - 26.D - 27.B - 28.A - 29.B - 30.D
31.A - 32.A - 33.C - 34.D - 35.C - 36.B - 37.B - 38.C - 39.A -40.D
41.A - 42.A - 43.A - 44.D - 45.A - 46.A - 47.D - 48.B - 49.C - 50.A
51.B - 52.A - 53.C - 54.C - 55.C - 56.B - 57.C - 58.C - 59.D - 60.C

+ Mã Đề 958:
1.D - 2.C -3.A - 4.A - 5.A - 6.D - 7.C - 8.D - 9.D - 10.C
11.C - 12.B - 13.C - 14.D - 15.B - 16.C - 17.A - 18.A - 19.C - 20.A
21.A - 22.D - 23.C - 24.B - 25.B - 26.C - 27.C - 28.B - 29.A - 30.D
31.C - 32.B - 33.B - 34.C - 35.D - 36.A - 37.A - 38.D - 39.C -40.B
41.D - 42.A - 43.C - 44.C - 45.B - 46.D - 47.D - 48.A - 49.B - 50.D
51.D - 52.D - 53.A - 54.C - 55.B - 56.A - 57.B - 58.A - 59.D - 60.B


+ Mã Đề 527: