Showing posts with label Đảng cộng sản. Show all posts
Showing posts with label Đảng cộng sản. Show all posts

Saturday, October 6, 2012

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn - Từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay


Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn - Từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay
TS. Phạm Ngọc Dũng (Chủ biên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011

Xem thêm: http://kenhdaihoc.com/forum/forums/530-Lich-su-dang.kdh

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhận thức rõ được vai trò quan trọng của vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong giai đoạn hiện nay và trong nhiều năm tới đối với một nước nông nghiệp như nước ta, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện đường lối đổi mới, công nghệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, sau khi có nghị quyết về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010, nông nghiệp, nông thôn nước ta có bước phát triển mới, đạt được những thành tựu to lớn. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vai trò quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,… Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay” do TS. Phạm Ngọc Dũng (Chủ biên). Với hơn 200 trang, ngoài phần giới thiệu, tài liệu tham khảo, cuốn sách gồm ba chương:


Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn xem xét, đánh giá kinh tế, xã hội trong thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nông thôn


Trước tiên, các tác giả đưa ra khái niệm về công nghiệp hóa. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau, dựa trên các tiêu chí khác nhau như: định nghĩa của Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, định nghĩa qua các thời kỳ lịch sử… Học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới, dựa trên thực tiễn công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm tạo ra năng xuất lao động xã hội cao”.


Các tác giả cũng chỉ ra những đặc điểm của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay là: công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa; phải đặt trong điều kiện kinh tế thị trường có sự điều tiết, quản lý của Nhà nước; công nghiệp hóa không xuất phát từ ý chủ quan của Nhà nước, mà nó phải trên cơ sở của các quy luật kinh tế khách quan; công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa, vì thế mở cửa là tất yếu.


Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa các tác giả chú ý tới việc phát triển bền vững kinh tế nông thôn. Phát triển bền vững là “sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Phát triển bền vững phải có tính liên tục, phải đảm bảo phát triển kinh tế có hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ. Muốn vậy, “các hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, các thành phần kinh tế phải bắt tay nhau thực hiện điều đó”.


Tiếp theo, các tác giả chỉ ra những nhân tố chi phối đến khả năng khắc phục, phát triển kinh tế, xã hội bền vững ở nông thôn. Trong phần viết này, các nhà nghiên cứu chỉ ra hai nguyên nhân: cơ chế chất lượng cao và bình đẳng trong phân phối thu nhập, nhưng quan trọng nhất là cơ chế chất lượng cao. Đây là nhân tố quan trọng nhất chi phối đến khả năng khắc phục, phát triển kinh tế, xã hội bền vững ở nông thôn Việt nam hiện nay vì: hoạt động kinh tế thị trường đi liền với sự rủi ro; sự phân công xã hội ngày càng cao, sự hội nhập với thế giới càng sâu thì chi phí giao dịch giữa các khâu càng cao. Các tiền đề để tạo cơ chế mới, có chất lượng cao là: tính dân chủ, ý kiến của các chuyên gia được các chính khách tôn trọng và tận dụng, phải có đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý giỏi thật sự để quá trình đặt ra các chính sách và thực hiện chính sách có hiệu quả.







Chương II: Thực trạng kinh tế, xã hội ở nông thôn Việt Nam trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa


Trong chương này, các tác giả trình bày hai vấn đề. Thứ nhất: Chủ trương công nghệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của Đảng Cộng sản Việt Nam trong những năm qua.


Ở phần này, các tác giả có một cái nhìn xâu chuỗi về quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiêp, nông thôn từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960) đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011). Từ định hướng của Đảng về quan hệ công – nông nghiệp, qua các Đại hội và các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương, các tác giả cho ta thấy sự thay đổi tư duy lãnh đạo của Đảng qua các thời kỳ. Bắt đầu từ ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ (1960) đến tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu (1982), rồi phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng để ổn định tình hình kinh tế, xã hội (1991) tiếp đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp nông thôn và nông dân (2006). Phát triển nông- lâm- ngư nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với giải quyết vấn đề nông dân, nông thôn.


Việc xác định vị trí quan trọng của nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong quá trình hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ đổi mới là thực tế khách quan. Với tỷ lệ lớn dân cư nông thôn hiện nay, không có sự giàu có của nông dân, thì không có sự giàu có của đất nước, không có hiện đại hóa nông thôn, thì không có hiện đại hóa quốc gia.


Thứ hai: Thành quả thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.


Cùng với đổi mới nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội đất nước. Cụ thể là: tăng trưởng kinh tế nông nghiệp cao và liên tục trong nhiều năm, bảo đảm phát triển ổn định kinh tế đất nước; chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại hóa, tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao; đời sống kinh tế, xã hội nông thôn có nhiều cải thiện, tỉ lệ hộ nghèo giảm; văn hóa xã hội nông thôn Việt Nam biến đổi theo hướng tích cực.


Bên cạnh các chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, thì các tác giả cũng chỉ rõ thực trạng một số vấn đề xã hội bức xúc nảy sinh trong thực hiện công nghiệp hóa ở nông thôn Việt Nam. Đó là: tính trạng mất đất, thiếu việc làm ở nông thôn ngày càng nghiêm trọng, hiện tượng ly nông ra các đô thị kiếm sống rất lớn; phân hóa giàu - nghèo bất bình đẳng xã hội gia tăng; môi trường nông thôn bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng; đời sống văn hóa xã hội có nhiều biểu hiện xuống cấp.


Chương III: Một số quan điểm, giải pháp phát triển kinh tế, xã hội nông thôn Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa bền vững


Để phát triển kinh tế, xã hội nông thôn theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững từ nay đến năm 2020, thì phải lấy nông dân làm trung tâm. Do đó, cần quán triệt các quan điểm: xác định rõ tầm quan trọng và bản chất của phát triển kinh tế, xã hội nông thôn bền vững; công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn bền vững phải là cơ sở của các giải pháp khắc phục và phát triển kinh tế, xã hội; xuất phát từ nhu cầu nội tại của bản thân các địa phương, tìm những giải pháp ở nông thôn Việt Nam mà công nghiệp hóa, hiện đại hóa bằng con đường tất yếu kinh tế; có cách nhìn mới về tiến hóa.


Trên cơ sở phân tích, làm rõ vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhằm khắc phục tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, phân hóa giàu - nghèo, bất bình đẳng xã hội, môi trường nông thôn bị ô nhiễm và suy thoái văn hóa ở nông thôn, các tác giả đã đưa ra một số nhóm giải pháp sau:


Thứ nhất: Nhóm giải pháp chung, đổi mới và hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý và môi trường kinh tế.


- Phát huy những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (tiềm năng lao động, nguồn vốn, thị trường, công nghệ, tài nguyên, thể chế), giải pháp khắc phục chênh lệch và bất bình đẳng kinh tế ở nông thôn (kiên trì phân phối theo lao động, khắc phục chênh lệch kinh tế theo hướng ưu tiên hiệu quả, loại bỏ bất bình đẳng kinh tế, xây dựng và kiện toàn hệ thống bảo hiểm xã hội ứng với nền kinh tế thị trường…).


Thứ hai: Nhóm giải pháp khắc phục bức xúc về kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường.


- Giải pháp khắc phục ô nhiễm và bảo vệ môi trường.


- Giải pháp giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống nông thôn Việt Nam


- Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong qua trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.


Cuốn sách “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay” là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, giảng dạy và những người quan tâm đến vấn đề công nghiệp hoa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam


Nếu bạn thấy bài viết này hay và có ích với bạn hãy nhấn nhấn "Thank" và chia sẻ bài viết này nhé 

Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam: Lý luận và thực tiễn

Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam: Lý luận và thực tiễn
Đỗ Mai Thành - Tạp chí Cộng sản




1. Quan điểm của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn


Với khoảng 70% dân số là nông dân, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Việt Nam luôn được Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng trong các giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam. Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương và chính sách lớn về vấn đề này như:


- Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III: Đảng xác định ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.


- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV: ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công nông nghiệp.


- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V: tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp từng bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng, kết hợp nông nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý.


- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI: bảo đảm cho nông nghiệp, kể cả lâm nghiệp, ngư nghiệp thực sự là mặt trận hàng đầu...


- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII: phát triển nông - lâm – ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế - xã hội..., phát triển một số ngành công nghiệp nặng trước hết để phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, ...


- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII: đặc biệt coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản,...


- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn... Tiếp tục phát triển và đưa nông, lâm, ngư nghiệp lên một trình độ mới...


- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X: đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân... Phát triển công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.


- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI: phát triển nông - lâm - ngư nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn.


Như vậy, từ thực tiễn và yêu cầu phát triển của đất nước, nhận thức của Đảng và Nhà nước là ngày càng quan tâm chú ý tới phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong tổng thể sự phát triển chung của đất nước. Vì sao vậy? điều đó không chỉ bởi nông dân là một lực lượng quan trọng của cách mạng và hiện còn đang chiếm tỷ lệ lớn trong dân số, mà chính nông nghiệp, nông dân Việt Nam luôn khẳng định vai trò đóng góp hết sức to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Nông nghiệp đã mở đường trong quá trình đổi mới, tạo nền tảng, động lực cho tăng trưởng kinh tế và là nhân tố quan trọng bảo đảm sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Đến nay mặc dù sau 25 đổi mới, kinh tế nước ta đã phát triển khá toàn diện, song sản phẩm nông nghiệp vẫn là những sản phẩm chủ yếu thể hiện sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với thế giới.


2. Thực tiễn phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam


Nhờ sự quan tâm của Nhà nước thể hiện bằng các chủ trương, chính sách đúng đắn, trong những năm đổi mới, nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu. Liên tục trong nhiều năm nông nghiệp đạt mức tăng trưởng khá cả về giá trị, sản lượng. Vì vậy, từ chỗ là một nước thường xuyên thiếu lương thực, hàng năm phải nhập hàng triệu tấn lương thực của nước ngoài, hơn thập niên qua Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn (hiện đứng thứ 2 trên thế giới, năm 2011 có thể xuất khẩu tới 7 triệu tấn), đồng thời bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Ngoài gạo, Việt Nam còn chiếm vị thế cao trong số các nước xuất khẩu về cà phê, cao su, hạt điều. Giá trị xuất khẩu những mặt hàng nông sản khác như thủy sản, chế biến gỗ cũng ngày càng cao và trở thành các sản phẩm chủ lực trong cơ cấu xuất khẩu của đất nước. Cơ cấu nông nghiệp cũng chuyển dịch theo hướng tích cực, gia tăng sản phẩm có giá trị kinh tế, có lợi thế cạnh tranh. Trong nông nghiệp đã hình thành được một số vùng sản xuất tập trung quy mô lớn. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng trong nông nghiệp và nông thôn được tăng cường. Chẳng hạn, công tác thủy lợi hóa đã được thực hiện hết sức mạnh mẽ, đến nay 94% diện tích lúa, 41% diện tích hoa màu trong cả nước được tưới tiêu. Việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp triển khai khá rộng rãi (70% diện tích lúa được sử dụng máy móc). Công nghệ tiên tiến, nhất là công nghệ sinh học được ứng dụng góp phần tăng chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp nước ta hiện nay tuy có tỷ trọng giảm đi trong cơ cấu kinh tế của đất nước, song giá trị tuyệt đối ngày càng tăng và đóng góp được 20% GDP cho đất nước... Sự phát triển trong nông nghiệp thực sự là cơ sở quan trọng tạo tiền đề vật chất để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đại bộ phận nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo (Việt Nam được thế giới công nhận là điểm sáng trong thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo) và làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng ngày càng văn minh, hiện đại hơn.


Như vậy tư duy lý luận của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân và nông thôn thời gian qua đã cởi trói cho lực lượng sản xuất trong lĩnh vực này phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên để phát triển nông - lâm- ngư nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn từ tinh thần của văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI thì vấn để nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay còn đang đặt ra nhiều khó khăn, có thể kể ra một số thách thức cơ bản sau:


- Thách thức lớn nhất của nông nghiệp hiện nay là khả năng cạnh tranh, năng suất, chất lượng của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam còn thấp. Sở dĩ như vậy do sản xuất nông nghiệp của Việt Nam vẫn chủ yếu là nhỏ lẻ, manh mún, việc ứng dụng khoa học công nghệ, cũng như phát triển công nghiệp chế biến nông sản chưa cao như những nước khác trong khu vực và trên thế giới. Mặc dù thời gian qua nhiều người đã hài lòng và tự hào rằng chúng ta tuy sản xuất nhỏ lẻ nhưng vẫn đạt được những thành tích lớn trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, lại có nhiều sản phẩm có số lượng xuất khẩu khá, chiếm vị thế cao trên thị trường quốc tế, song thực sự nếu muốn tiến lên sản xuất hàng hóa lớn, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp theo chủ trương của Đảng và Nhà nước thì kiểu sản xuất manh mún này chắc chắn không thể phù hợp. Bởi, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày càng quyết liệt, yêu cầu của người tiêu dùng đối với hàng nông sản ngày càng cao (như chất lượng tốt, giá rẻ, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ được môi trường sinh thái...).


- Sự gắn kết giữa sản xuất và thị trường trong nông nghiệp còn rất yếu. Nhà nước đã có những chủ trương khuyến khích việc liên kết "4 nhà" trong nông nghiệp nhằm giúp đỡ người nông dân yên tâm sản xuất. Nhưng, trong thực tế việc liên kết này còn rất lỏng lẻo, chưa đạt được kết quả như mong muốn và các "nhà” chưa thực sự giúp ích cho nông dân. "Nhà doanh nghiệp" được người nông dân trông đợi nhất trong việc tiêu thụ sản phẩm chẳng những chưa làm tốt vai trò của mình, mà lại là "nhà” bị coi hưởng lợi nhiều nhất trong quá trình liên kết, không bảo đảm sự công bằng lợi ích cho nông dân. Do đó có thực tế trong nông nghiệp Việt Nam là khi được mùa nông dân không bán được hàng, lúc mất mùa, thiên tai, dịch bệnh thì không được gì. Ở hoàn cảnh nào nông dân cùng là người bị thua thiệt và vì vậy, luôn có tình trạng nông dân thường xuyên thay đổi cây trồng, vật nuôi, không yên tâm tích lũy kinh nghiệm, sản xuất ổn định lâu dài.


- Theo tinh thần Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XI, nền nông nghiệp của đất nước sẽ phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hiệu quả, bền vững, tuy vậy, để làm được điều này, thách thức lớn đặt ra là người nông dân sẽ được gì, đâu là động lực để duy trì sự phát triển bền vững. Bởi, nông dân là đối tượng, đồng thời cũng là chủ thể của nông nghiệp. Một khi thu nhập của người nông dân quá thấp so với thu nhập chung trong xã hội, khoảng cách đời sống giữa nông thôn và thành thị ngày càng doãng rộng thì sẽ đưa đến kết quả không ai muốn làm nông dân. Thực tế này đã được các nước trên thế giới giải quyết rất tốt và đến nay tuy nhiều nước có số người làm lao động nông nghiệp thấp nhưng vẫn tạo ra được năng suất cao, sản lượng lớn, bảo đảm cung cấp ổn định cho nhu cầu trong nước mà vẫn xuất khẩu. Người nông dân ở những nước này có thu nhập không kém gì những người làm các nghề khác nên họ yên tâm, yêu nghề và có vị thế chính trị trong đất nước. Ở Việt Nam, thu nhập, đời sống, vị thế chính trị của người nông dân đều không bằng những nhóm người khác nên đây sẽ là thách thức lớn trong thời gian tới.


Song để giải quyết được những thách thức trên chúng ta còn phải đối mặt với nhiều sức ép khác, đó là:


- Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Tính đến thời điểm năm 2011, cả nước chỉ còn hơn 9 triệu ha, trong đó có khoảng 4 triệu ha là đất trồng lúa. Trung bình mỗi năm từ 1996 - 2010 có khoảng 70.000 ha đất nông nghiệp bị lấy để xây dựng đô thị, phát triển công nghiệp. Nhiều thửa ruộng được coi là "bờ xôi ruộng mật" cũng bị trưng dụng. Vì vậy, đất nông nghiệp tính bình quân đầu người đã bị giảm xuống còn 900m2, trong đó đất trồng lúa chỉ còn 465m2. Chưa kể, đất đai nông nghiệp còn bị chia nhỏ rất manh mún, mỗi hộ gia đình có tới 6- 7 mảnh ruộng, rất khó tìm được hộ có diện tích đất tới 3 ha. Đây chính là sức ép lớn cho nông nghiệp một khi muốn tiến lên sản xuất lớn, sử dụng máy móc kỹ thuật hiện đại, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm đem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả cho nông nghiệp.


- Không chỉ vấn đề đất đai, áp lực về lao động trong nông nghiệp cũng ngày càng lớn. Thực tế, ở nhiều địa phương hiện nay tuy có số nông dân đông, nhưng hầu hết những người có sức khỏe đều rời quê ra các đô thị tìm việc kiếm sống. Vì thế vào những ngày mùa cần nhiều lao động các vùng thôn quê rất thiếu nhân lực, phải thuê với giá cao. Do đó vấn đề đặt ra tuy nông thôn thừa lao động, thiếu việc làm nhưng có khi lao động vẫn là sức ép đối với nông nghiệp. Ngoài ra, để tiến lên sản xuất lớn khu vực nông thôn còn thiếu hẳn lực lượng lao động có tay nghề, làm nông nghiệp giỏi.


- Về vấn đề vốn, do sản xuất nhỏ lẻ nên nông dân rất thiếu vốn và dù được ngân hàng, hay các dự án cho vay để sản xuất thì mức tiền cũng rất thấp, thời gian hoàn trả ngắn. Một số hộ gia đình khác tuy có thu nhập nhờ xuất khẩu thủy sản cà phê, cao su... hay được bồi thường đất đai song lại chưa biết sử dụng đầu tư sản xuất mà chủ yếu mua sắm tiêu dùng. Trong khi đó, đầu tư của nước ngoài hầu như không đáng kể do những khó khăn về kết cấu hạ tầng, độ rủi ro cao của lĩnh vực đặc thù này. Còn các chương trình dự án của Nhà nước tuy khá nhiều, số vốn đầu tư không ít song hiệu quả lại rất thấp. Tóm lại, vấn đề vốn đang là một sức ép không nhỏ đối với nông dân, nông nghiệp và nông thôn nước ta.


3. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI rõ ràng chúng ta còn phải làm rất nhiều việc. Cụ thể:


Trước hết, cần phải có biện pháp, chính sách để bảo vệ đất nông nghiệp, trong đó đặc biệt bảo vệ đất lúa. Cần tạo điều kiện để điều tiết việc sử dụng đất đạt hiệu quả cao theo hướng kéo dài thời gian sử dụng đất, tăng mức hạn điền, chấm dứt tình trạng chênh lệch giá khi chuyển đổi quỹ đất nông nghiệp sang các mục đích khác, tạo điều kiện để tập trung hóa ruộng đất mở rộng quy mô sản xuất. Hiện tại ở một địa phương nhân dân đã có rất nhiều sáng kiến nhằm đạt hiệu quả sản xuất cao như dồn điển đổi thửa, thực hiện “cùng trà khác chủ”... những việc này cần phải được khuyến khích tạo điều kiện để nông dân sản xuất quy mô lớn.


Thứ hai, các ngành các cấp cần nhận thức rõ đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn là sự đầu tư cho phát triển, bảo đảm phát triển kinh tế và ổn định chính trị xã hội của đất nước. Do đó, tăng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn để phục vụ đời sống và sản xuất ở khu vực này. Trước mắt đầu tư vào kết cấu hạ tầng như: đường xá, mạng điện, thủy lợi, thông tin, các công trình phục vụ sản xuất thủy sản, nghề muối, ...).


Ngoài đầu tư cho kết cấu hạ tầng, rất cần đầu tư cho nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp, dạy nghề cho nông dân, bởi vì đất nông nghiệp bị thu hẹp luôn là xu hướng tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhưng nếu chúng ta biết ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, có những người nông dân giỏi nghề thì nông nghiệp vẫn vượt qua được những hạn chế của việc thu hẹp đất đai (như một số nước Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ixraen... trên thế giới đã từng làm).


Thứ ba, nghiên cứu để có những biện pháp tổ chức các hình thức hợp tác sản xuất và liên kết giữa sản xuất với chế biến, kinh doanh có hiệu quả. Tạo điều kiện để nông dân có thể kết nối trực tiếp với thị trường, tiếp cận nhiều thông tin từ đó không chỉ sản xuất được cái mà thị trường cần, mà còn biết tìm ra những kênh tiêu thụ phù hợp cho sản phẩm của mình một cách phù hợp nhất.


Thứ tư, để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đời sống cho nông dân và thay đổi bộ mặt nông thôn hiện nay, cần có chính sách gắn kết công nghiệp với nông nghiệp, công nghiệp phải phục vụ nông nghiệp, đưa dịch vụ vê nông thôn, đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn để một mặt, công nghiệp hóa nông nghiệp (cung cấp máy móc cho nông nghiệp, chế biến sản phẩm của nông nghiệp), giải quyết vấn đề thừa lao động trong nông nghiệp, mặt khác, tăng thêm cơ hội cho người dân nâng cao đời sống của mình. Ngoài ra, cần nhanh chóng phát triển văn hóa, xây dựng các công trình công cộng, mở mang đường xá trên địa bàn nông thôn như: trường học, bệnh viện, siêu thị, khu du lịch, vui chơi giải trí,... nhằm phục vụ bà con nông dân, nâng cao dân trí đời sống tinh thần của họ.


Nông dân, nông nghiệp đã có những đóng góp rất lớn cho sự phát triển của đất nước. Thế nhưng, dường như ngày nay họ là những người ít được hưởng lợi nhất trong công cuộc đổi mới của đất nước. Nếu như không quan tâm đến họ, coi phát triển là vì con người thì chắc chắn sự phát triển ấy sẽ không thể bền vững. Vì vậy phải có nhận thức đúng đắn, hành động đúng đắn thì những lý luận của Đảng và Nhà nước mới đi vào cuộc sống một cách có hiệu quả nhất. 

Nếu bạn thấy bài viết này hay và có ích với bạn hãy nhấn nhấn "Thank" và chia sẻ bài viết này nhé 

Friday, October 5, 2012

Phân tích TTHCM về xây dựng Đảng trong lĩnh vực tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ và đạo đức


Tại sao nói: Xây dựng Đảng là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng. Phân tích TTHCM về xây dựng Đảng trong lĩnh vực tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ và đạo đức.

* Nói : Xây dựng Đảng là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng vì:
- Theo HCM xd chỉnh đốn Đảng là 1 nhiệm vụ tất yếu thường xuyên để Đảng có thể hoàn thành vai trò tiên phong của mình trước gc, dt và nhd
- Trong quan niệm của HCM xd chỉnh đốn Đảng gắn liền với sự tồn tại của Đảng,Đảng còn hoạt động, còn cần phải tổ chức xd, chỉnh đốn Đảng.
- Tính tất yếu khách quan của công tác xd, chỉnh đốn Đảng được HCM lý giải theo các căn cứ sau đây:
· Xd chỉnh đốn Đ bị chế định bởi quá trình phát triển liên tục của sự nghiệp CM do Đảng lãnh đạo.
· Đối với toàn Đ HCM cũng chỉ rõ: Đ sống trong xh, là 1 bộ phận hợp thành cơ cấu xh, mỗi đảng viên đều chịu ảnh hưởng, tác động cả tích cực lẫn tiêu cực của xh
· Xd, chỉnh đốn Đ là cơ hội để mỗi cán bộ, đảng viên tự rèn luyện, giáo dục và tu dưỡng tốt hơn, hoàn thành các nhiệm vụ mà Đảng và nhd giao phó, đặc biệt là giữ được phẩm chất đạo đức CM.
· Trong điều kiện Đảng đã trở thành Đ cầm quyền, việc xd chỉnh đốn Đ lại được HCM coi là công việc càng phải tiến hành thường xuyên.Bởi lẽ Người thấy được cả mặt trái của quyền lực

=> Tóm lại theo HCM xd và chỉnh đốn Đ là 1 quy luật khách quan, là nhu cầu tồn tại và phát triển của bản thân Đ, làm cho Đ xứng đáng là 1 Đ CM chân chính lãnh đạo sự nghiệp CM to lớn của gc và dt, 1 Đảng là Đạo đức, là Văn minh, 1 Đảng tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dt và thời đại.

* Phân tích TTHCM về xd Đảng trong lĩnh vực tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ và đạo đức.

XD Đảng về tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ
- Hệ thống tổ chức Đảng: HCM cho rằng: sức mạnh của Đ bắt nguồn từ tổ chức của Đ, do đó hệ thống tổ chức Đảng từ TƯ đến cơ sở phải thật sự chặt chẽ, có tính kỷ luật cao. Sức mạnh của các tổ chức liên quan chặt chẽ với nhau, mỗi cấp độ tổ chức có chức năng, nhiệm vụ riêng.
- Các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng: 5 nguyên tắc
+ Một là: Tập trung dân chu
+ Hai là: Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
+ Ba là: Tự phê bình và phê bình
+ Bốn là: Kỷ luật nghiêm minh
+ Năm là: Đoàn kết, thống nhất trong Đảng
- Cán bộ, công tác cán bộ của Đảng:
+ Người cho rằng: Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy, là mắt khâu trung gian nối liền giữa Đảng, Nhà nước và nhd. Muôn việc thành hay bại là do cán bộ tốt hay kém.
+ Trong công tác cán bộ Người yêu cầu:
· Hiểu và đánh giá đúng cán bộ
· Khéo dùng cán bộ
· Phải chống chủ nghĩa địa phương cục bộ, bè phái.

Xây dựng Đảng về đạo đức

- HCM cho rằng: 1 Đảng CM chân chính phải là 1 Đảng có đạo đức CM. Có đạo đức CM trong sáng Đảng mới lãnh đạo nhd đtr gpdt, làm cho tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng. Đó là mục tiêu, lý tưởng và cũng là tư cách của Đảng cầm quyền
- Công tác giáo dục đạo đức CM cho cán bộ, đảng viên gắn chặt với cuộc đtr chống chủ nghĩa cá nhân dưới mọi hình thức nhằm làm cho Đ luôn luôn thật sự trong sạch.
 

Nếu bạn thấy bài viết này hay và có ích với bạn hãy nhấn nhấn "Thank" và chia sẻ bài viết này nhé 

Phân tích quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò và bản chất của Đảng cộng sản Việt Nam


Phân tích quan niệm của HCM về vai trò và bản chất của Đảng cộng sản VN

- Vai trò của ĐCSVN
+ Theo HCM Đảng lựa chọn con đường CM, xác định chiến lược, sách lược, phương pháp đúng đắn cho CM. Người cho rằng: “ Muốn khỏi đi lạc phương hướng, quần chúng phải có Đ lãnh đạo để nhận rõ tình hình, đường lối và định phương châm cho đúng”
+ Đ tổ chức, đk, tập hợp lực lượng CM trong nước:
· Theo HCM sức mạnh của quần chúng nhd chỉ được phát huy khi có Đ lãnh đạo: “ Lực lượng của gc công nhân và nhd lao động là rất to lớn, là vô cùng vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần phải có Đ lãnh đạo mới chắc thắng lợi”
· CM là 1 cuộc đtr gian khổ, lâu dài. Muốn thắng lợi thì quần chúng phải được tổ chức rất chặt chẽ. Vì vậy phải có Đ để tổ chức và giáo dục nhd thành một đội quân thật mạnh mẽ, để đánh đổ kẻ địch, giành lấy chính quyền.
+ Theo HCM vai trò của Đ còn được thể hiện ở chỗ Đ còn phải tiến hành đk các lực lượng CM quốc tế.Trong tác phẩm “ Đường cách mệnh người viết: CM trước hết phải cần có Đảng CM để trong thì vận động tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với các dt bị áp bức và gc vô sản mọi nơi”
+ Khi CM giành được thắng lợi rồi thì theo HCM vẫn cần có Đảng lãnh đạo.
+ Vai trò của Đảng theo HCM còn thể hiện ở vai trò tiên phong, gương mẫu, thu hút, tập hợp quần chúng của cán bộ, đảng viên.

- Bản chất của ĐCS
+ ĐCSVN là Đảng của GCCN:
· Mục tiêu, lý tưởng của Đ là chủ nghĩa cộng sản
· Nền tảng tư tưởng- lý luận của Đ là chủ nghĩa M-L
· Đảng tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của đảng kiểu mới của gc vôsản của Lênin
+ ĐCSVN là Đảng của nhd lao động, là Đảng của dt
· Cơ sở xh của Đ là ngoài gc công nhân, đảng còn tập hợp đông đảo các giai tầng khác đứng trong hàng ngũ của mình.
· Đảng không chỉ đại diện cho lợi ích của gc công nhân mà đảng còn đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc.
 

Nếu bạn thấy bài viết này hay và có ích với bạn hãy nhấn nhấn "Thank" và chia sẻ bài viết này nhé 

Tại sao nói: Xây dựng Đảng là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng. Phân tích TTHCM về xây dựng Đảng trong lĩnh vực tư tưởng- lý luận ,chính trị.

Tại sao nói: Xây dựng Đảng là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng. Phân tích TTHCM về xây dựng Đảng trong lĩnh vực tư tưởng- lý luận ,chính trị.


* Nói : Xây dựng Đảng là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng vì:
- Theo HCM xd chỉnh đốn Đảng là 1 nhiệm vụ tất yếu thường xuyên để Đảng có thể hoàn thành vai trò tiên phong của mình trước gc, dt và nhd

- Trong quan niệm của HCM xd chỉnh đốn Đảng gắn liền với sự tồn tại của Đảng,Đảng còn hoạt động, còn cần phải tổ chức xd, chỉnh đốn Đảng.

- Tính tất yếu khách quan của công tác xd, chỉnh đốn Đảng được HCM lý giải theo các căn cứ sau đây:
· Xd chỉnh đốn Đ bị chế định bởi quá trình phát triển liên tục của sự nghiệp CM do Đảng lãnh đạo.
· Đối với toàn Đ HCM cũng chỉ rõ: Đ sống trong xh, là 1 bộ phận hợp thành cơ cấu xh, mỗi đảng viên đều chịu ảnh hưởng, tác động cả tích cực lẫn tiêu cực của xh
· Xd, chỉnh đốn Đ là cơ hội để mỗi cán bộ, đảng viên tự rèn luyện, giáo dục và tu dưỡng tốt hơn, hoàn thành các nhiệm vụ mà Đảng và nhd giao phó, đặc biệt là giữ được phẩm chất đạo đức CM.
· Trong điều kiện Đảng đã trở thành Đ cầm quyền, việc xd chỉnh đốn Đ lại được HCM coi là công việc càng phải tiến hành thường xuyên.Bởi lẽ Người thấy được cả mặt trái của quyền lực

=> Tóm lại theo HCM xd và chỉnh đốn Đ là 1 quy luật khách quan, là nhu cầu tồn tại và phát triển của bản thân Đ, làm cho Đ xứng đáng là 1 Đ CM chân chính lãnh đạo sự nghiệp CM to lớn của gc và dt, 1 Đảng là Đạo đức, là Văn minh, 1 Đảng tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dt và thời đại.

* Phân tích TTHCM về xd Đảng trong lĩnh vực tư tưởng- lý luận ,chính trị.


- XD Đảng về tư tưởng, lý luận


+ Việc họctập, nghiên cứu, tuyêntruyền CN M-L phải luônphù hợp với từng đối tượng
+ Việc vận dụng CN M-L phải luôn phù hợp với từng hoàn cảnh: Theo HCM vận dụng CN M-L phải tránh giáo điều, đồng thời chống lại việc xa rời các nguyên tắc cơ bản của CNM-L.
+ Trong quá trình hoạt động, Đảng ta phải chú ý học tập, kế thừa những kinh nghiệm của mình để bổ xung chủ nghĩa M-L: CNM-L là học thuyết nêu lên những vấn đề cơ bản nhất, trên cơ sở đó mỗi đảng viên vận dụng vào hoàn cảnh, điều kiện riêng của mình.
+ Đảng ta phải tăng cường đtr để bảo vệ sự trong sáng của CNM-L.

- XD Đảng về chính trị


+ TTHCM về xd Đ về chính trị bao gồm các nội dung: xd đường lối chính trị, bảo vệ chính trị, xd và thực hiện nghị quyết, xd và phát triến hệ tư tưởng chíh trị…Trong đó theo HCM đường lối chính trị là 1 vấn đề cốt tử trong sự tồn tại và phát triển của Đ
+ Để xd đường lối chính trị đúng đắn theo HCM cần phải coi trọng những vấn đề sau:

· Đường lối lý luận phải dựa trên cơ sở lý luận cảu CNM-L phải luôn phù hợp với hoàn cảnh cụ thể
· Trong xd đường lối chính trị phải học tập kinh nghiệm của các ĐCS anh em, nhưng phải lưu ý đến điều kiện cụ thể của đất nước và của thời đại trong từng gđ.
· Đảng phải thật sự là đội tiên phong dũng cảm, là bộ phận tham mưu sáng suốt của gccn, của nhd lao động và của cả dt.
 

Wednesday, August 1, 2012

Một số hình ảnh của Đảng Cộng Sản các nước trên thế giới


Vì những hình ảnh của ĐCS Việt Nam, Trung Quốc, Lào quá quen thuộc nên ko đăng!

Russia_10_09_09_Duma_communist communist party of australia  communist moscow  communist nepal2 communist Party Of Canada communist nePAL  nepal_protest_ucpn_maoist_demonstration_revolution_communism_indian_embassy iraq-communists-2009-7-14-8-13-13NEpmpranchanda_01communist israel communist party stop the war communist party of india communist india 01 communist kke 3 communist memorial2communist usa communist usa obama  communist party communist greece communist espanya 
communist russia
communist child communist 9 communist 8 communist 6 communist 10 communist 12 communist kke hilap.3JPG communist india  greece communist2 greece communist1 demonstrations-favor-the-firing-of-military-chief-nepal communists communists 4 communists 3 communistphilippines communist-party-of-india-marxist-2009-election-manifesto communist-party-of-india-marxist greece communist3communista sez communist_party_of_india_maoist 17 may 09 communist kke 800px-Prachanda  AVN_NEPAL_113143f communist v25 communist v24 communist v23 American  communist2nepal communist ncpm Moscow maoist protest communist communist v11 communist v10communist v08 communist v04 communist v03 communist v02 communist v18 communist v16 communist v14 communist v13 communist v12 communist v22 IN17 BASU TRIBUTE hilap communist v26 indiaDEMO_193020f kke communists kke communists 2 kabelonline4 rgxdzs Prebel communist ustralia communist turkish-communist-party SouthAfrica communist philippin peiraias communist party usa communist party usa