Sunday, February 17, 2013

Quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu . Nguyên nhân


Những nét chính về quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu . Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và tan rã này là gì ?


>>Nguyên nhân sụp đổ của XHCN ở Liên Xô và Đông Âu
>> Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô? Nguyên nhân chính? Suy nghĩ về công cuộc xây dựng CNXH ở một số quốc gia hiện nay?


1.Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô.( Liên Xô từ nửa sau những năm 1970 đến 1991).
a. Hoàn cảnh lịch sử
- Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị thế giới. 
- Do chậm sửa đổi để thích ứng với tình hình mới, cuối những năm 70 đến đầu những năm 80, kinh tế Liên Xô lâm vào tình trạng trì trệ, suy thoái. Dẫn đến những diễn biến phức tạp về chính trị tư tưởng .
b. Công cuộc cải tổ và hậu quả.
- Tháng 3/1985, Gooc -ba - chop (M.Gorbachev) tiến hành cải tổ đất nước theo đường lối “cải cách kinh tế triệt để”, tiếp theo là cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng
- Sau 6 năm ,do sai lầm trong quá trình cải tổ, đất nước Xô Viết khủng hoảng toàn diện: kinh tế rối loạn , thu nhập giảm sút , chính trị bất ổn , thực hiện đa nguyên chính trị, vai trò lãnh đạo của Đảng suy yếu . Nhiều nước cộng hòa tách ra khỏi liên bang.
- Tháng 08/1991, sau cuộc đảo chính lật đổ Gorbachev thất bại, Đảng Cộng sản Liên Xô bị giải thể và đình chỉ hoạt động.Chính phủ Liên bang bị tê liệt .
- Tháng 12/1991, 11 nước cộng hòa tách ra khỏi liên bang lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG ). Gooc ba chop từ chức Tổng thống ,đánh dấu sự chấm dứt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên xô.


2.Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu ( nửa sau những năm 1970 đến 1991)
- Cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 nền kinh tế Đông Âu lâm vào tình trạng trì trệ, nhân dân mất niềm tin , cuộc sống sa sút , khủng hoảng ngày càng trầm trọng .
- Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước cố gắng điều chỉnh phát triển kinh tế .
- Do sai lầm và bế tắc trong công cuộc cải tổ ở Liên Xô và hoạt động phá hoại của các thế lực phản động làm cho cuộc khủng hoảng của các nước Đông Âu ngày càng gay gắt .
- Ban lãnh đạo lần lượt từ bỏ quyền lãnh đạo của Đảng, chấp nhận đa nguyên, đa đảng và tiến hành tổng tuyển cử , chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa , lập các nước cộng hòa .
-Đông Đức sát nhập vào Tây Đức (10-1990), bức tường Bec lin bị phá bỏ ; SEV giải thể ngày 28-8-1991: Tổ chức Vác xa va giải thể ngày 1-7-1991.
3. Nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu.
- Đường lối lãnh đạo chủ quan, duy ý chí, -Đông Đức sát nhập vào Tây Đức (3-10-1990); SEV giải thể ngày 28-8-1991: Tổ chức Vác xa va giải thể ngày 1-7-1991.
quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. 
- Thiếu dân chủ, thiếu công bằng, … làm nhân dân bất mãn.
- Không bắt kịp bước phát triển của khoa học- kỹ thuật tiên tiến,dẫn đến tình trạng trì trệ ,khủng hoảng kinh tế – xã hội.
- Phạm phải nhiều sai lầm trong cải tổ làm khủng hoảng thêm trầm trọng.
- Sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước.
Đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình xã hội chủ nghĩa chưa khoa học, chưa nhân văn và là một bước lùi tạm thời của chủ nghĩa xã hội.

No comments:

Post a Comment